Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 98)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Tình hình kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và Điện Bàn nói riêng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều khó khăn, có năm thu ngân sách không đạt kế hoạch nên việc giải ngân theo tiến độ của các dự án nhiều khi bị động, tăng nợ đọng XDCB, làm giảm hiệu quả KT-XH của các dự án.

- Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nƣớc ban hành chƣa đầy đủ. Sự chỉ đạo của Sở Tài chính trong một số lĩnh vực thiếu kiên quyết; Sự chỉ đạo điều hành của UBND thị xã, UBND các xã, phƣờng chƣa tập trung và hiệu quả còn thấp trong quản lý ngân sách.

- Chất lƣợng dự toán do các đơn vị sử dụng NSNN lập còn chƣa cao, thiếu tính khoa học, chƣa thật sự gắn với kế hoạch, nhiệm vụ của mình. Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chấp hành chi ngân sách nhà nƣớc chƣa đƣợc cụ thể hoá.

- Một số xã, phƣờng còn có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp huyện, nên xảy ra tình trạng làm trƣớc, xin hỗ trợ sau.

- Thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế trong việc cập nhật và phân tích thông tin. Hệ thống Tabmis mặc dù đã đƣợc tin học hoá trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, tuy nhiên bƣớc đầu thực hiện còn nhiều bất cập.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa kịp thời, việc thực hiện xử lý kết luận thanh tra còn thiếu kiên quyết, kéo dài, vì vậy tính răn đe còn hạn chế. Các kết luận, kiến nghị của thanh tra chủ yếu chỉ tập trung vào xử lý các vấn đề tài chính, chƣa quan tâm xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. Nhƣ vậy, việc xử lý các vi phạm trong quản lý chi NSNN chƣa kiên quyết vì vẫn còn tồn tại tƣ tƣởng nể nang, né tránh.

- Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý NSNN chƣa theo kịp đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ mới. Cán bộ tài chính xã, phƣờng chƣa đƣợc quan

tâm đúng mức về thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN.

- Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tinh hình thức chƣa đƣợc thực hiện tốt nguyên tăc công khai tài chính; HĐND thị xã chƣa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với NSNN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đƣợc nêu ở chƣơng 1, tác giả thu thập hệ thống dữ liệu và tiến hành phân loại để sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng 05 nội dung của công tác quản lý chi NSNN tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016.

Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể, quy mô chi NSNN không ngừng tăng lên và việc quản lý, sử dụng NSNN chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực NSNN để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã cụ thể nhƣ: công tác lập dự toán ngân sách thị xã nhìn chung đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng; công tác chấp hành dự toán NSNN đạt nhiều kết quả khả quan; công tác quyết toán ngân sách thị xã: Việc thu, chi ngân sách chặt chẽ, đảm bảo đúng theo đúng quy định đã làm cho công tác quyết toán ngân sách ngày càng trong sạch, đúng, đủ, kịp thời, giảm tối thiểu sai phạm; công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một công tác hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quá trình chi ngân sách diễn ra theo đúng quy định pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ và giúp các đơn vị biết đƣợc những hạn chế, yếu kém trong chuyên môn, năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao; các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, tồn tại nhƣ: (1) việc lập dự toán ngân sách thị xã hàng năm chƣa thật sự xuất phát từ cơ sở, chƣa bám sát nhu cầu và

nguồn ngân sách thực tế; (2) chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ở một số cơ quan, đơn vị, xã, phƣờng còn chƣa thực hiện đúng và hiệu quả; công tác quản lý chi thƣờng xuyên trên lĩnh vực sự nghiệp kinh tế chƣa có hiệu quả cao; chƣa tính toán, xác định đƣợc hiệu quả chi ngân sách; (3) chất lƣợng báo cáo quyết toán chƣa cao; chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định; (4) công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát tình hình quản lý, sử dụng ngân sách đƣợc thực hiện thƣờng xuyên song số lƣợng đối tƣợng đƣợc thanh tra còn hạn hẹp; (5) một số trƣờng hợp vẫn chƣa chú trọng việc kiến nghị xử lý hành chính ; (6) chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN còn hạn chế kiến thức quản lý nhà nƣớc và quản lý kinh tế tổng hợp.

Việc phân tích, đánh giá một cách chính xác, đầy đủ những nguyên ngân chủ quan, khách quan của những thành công và hạn chế tồn tại trong quản lý chi NSNN sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi, góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các khoản chi NSNN. Có thể khẳng định rằng, trên cơ sở phân tích những kết quả có đƣợc của chƣơng 2, luận văn có những căn cứ thực tế cho việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Điện Bàn trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)