8. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Chức năng của chi NSNN
- Chức năng phân bổ nguồn lực : Nhờ vào chức năng này mà nguồn lực NSNN thuộc quyền chi phối của Nhà nƣớc đƣợc sắp xếp, tổ chức, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vững chắc, ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã đƣợc xác định của chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng này là NSNN đƣợc tạo lập, đƣợc phân phối và sử dụng. Khi sự phân bổ đã đạt đến tối ƣu nó sẽ thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội bằng việc tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân đối quan trọng trong phân bổ.
- Chức năng phân phối thu nhập: Thông qua chức năng phân phối thu nhập mà chi NSNN đƣợc sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản là công bằng xã hội. Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời có quyền lực chính trị, còn đối tƣợng phân phối là NSNN đã thuộc sở hữu Nhà nƣớc hoặc là thu nhập của các pháp nhân, thể nhân trong xã hội.
- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Để quản lý hữu hiệu các hoạt động kinh tế - xã hội thì việc tiến hành điều chỉnh, kiểm soát thƣờng xuyên là một việc làm rất cần thiết và khách quan. Với tƣ cách là một bộ phận của NSNN, chi NSNN cũng là một công cụ quản lý trong tay Nhà nƣớc và thực hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát nhƣ một sứ mệnh xã hội tất yếu.