ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 75 - 118)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN TẠ

QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Thanh Khê có thể thấy quản lý chi ngân sách đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, cụ thể:

Công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê đã tuân thủ theo quy định của Luật NSNN và các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách trong từng thời kỳ nhất định. Việc lập, phân bổ, giao dự toán chi NSNN đã có những chuyển biến rõ rệt. Quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên, cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã đƣợc điều chỉnh và thay đổi dần theo hƣớng tích cực, hợp lý hơn.

Công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách cấp quận qua KBNN quận đã đƣợc quan tâm, chú trọng. Đã thực hiện xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn, nội dung chi, mức chi để phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, đảm bảo đƣợc tính thống nhất trên địa bàn quận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng dự toán chi, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí NSNN hàng năm.

Công tác quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn quận Thanh Khê đã tuân thủ theo trình tự đầu tƣ và xây dựng. Từng bƣớc hoàn thiện quản lý từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi đƣa dự án vào sử dụng; các khâu quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB dần dần đƣợc quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế lãng phí, thất thoát chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn quận.

Trong quản lý chi thƣờng xuyên, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các ngành, lĩnh vực đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất trong trƣờng hợp thiên tai, bão lụt cũng nhƣ các trƣờng hợp trợ cấp đột xuất khác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH quận đã đề ra.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

vào đƣợc coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động của ngành thông qua thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành. Ngân sách đƣợc lập hàng năm rất tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc nhƣng không dự tính đƣợc hết mọi biến cố có thể ảnh hƣởng đến dự toán. Ngân sách năm sau thƣờng đƣợc lập trên cơ sở ngân sách năm trƣớc mà không xét đến việc hoạt động đang đƣợc cung cấp có nên tiếp tục duy trì hay không. Ngân sách chi thƣờng xuyên và ngân sách chi đầu tƣ phát triển đƣợc lập một cách riêng rẽ đã làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực của quận.

Mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính (cơ quan thực hiện phân bổ dự toán) và KBNN (cơ quan thực hiện kiểm soát chi) trong hệ thống tài chính ở quận vẫn còn sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách và kiểm tra, giám sát lẫn nhau làm tăng khối lƣợng công việc của từng đơn vị mà hiệu quả không cao.

Sự phối hợp giữa các cấp, các đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê còn hạn chế.

Năng lực của cán bộ quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chi ngân sách chƣa đƣợc đào tạo bài bản. Hệ thống Tabmis mặc dù đã tin học hóa trong công tác quản lý ngân sách, tuy nhiên khi vận hành vẫn còn mắc nhiều lỗi, hệ thống biểu mẫu, nhập liệu phức tạp, tốn nhiều công sức. Bên cạnh đó, việc sử dụng Tabmis mới chỉ thực hiện ở cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế mà chƣa mở rộng cho các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại

Thiếu cơ chế phối hợp một cách hợp lý, hiệu quả giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế trong việc cập nhật và phân tích số liệu, thông tin để cung cấp kịp thời cho các cấp lãnh đạo địa phƣơng trong quản lý điều hành ngân sách.

trạng gian lận, dự toán áp sai định mức, đơn giá theo quy định. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho vốn đầu tƣ bị thất thoát, lãng phí.

Hệ thống Tabmis mặc dù tin hóa trong công tác quản lý chi ngân sách nhƣng bƣớc đầu thực hiện vẫn còn nhiều lỗi, hệ thống biểu mẫu, nhập liệu phức tạp, tốn nhiều công sức. Bên cạnh đó, việc nhập liệu trên hệ thống Tabmis mới chỉ do cơ quan Tài chính thực hiện, chƣa mở rộng cho các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia.

Năng lực, trình độ quản lý, điều hành chi NSNN từ cơ quan quản lý đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng chƣa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chƣa thực sự nghiêm túc. Công tác giám sát đánh giá đầu tƣ, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của quận Thanh Khê trong giai đoạn 2011 – 2015 đã đƣợc cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trƣớc, chất lƣợng chi ngân sách đã đƣợc nâng lên, tình trạng chi sai chế độ, không đúng quy định đã đƣợc hạn chế, việc bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị đã giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ công tác quản lý đã từng bƣớc mang lại hiệu quả. Công tác quản lý chi NSNN đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, trình độ của cán bộ quản lý ngày càng đƣợc nâng cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cải tiến thủ tục hành chính, đặc biệt là việc ứng dụng và sử dụng hệ thống Tabmis.

Nội dung chủ yếu của chƣơng này đi sâu đánh giá những đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê, phân tích thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách của quận. Từ đó tiến hành đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, tồn tại trong quá trình điều hành công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn và rút ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận trong thời gian đến.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê

Mục tiêu tổng quát cho nhiệm kỳ 2016 -2020 của quận Thanh Khê theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI quận đề ra là “ phấn đấu phát triển ngành thƣơng mại – dịch vụ thành lĩnh vực mũi nhọn chủ yếu, tập trung đầu tƣ đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị cơ bản hoàn thiện vào năm 2020. Quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chăm lo, xây dựng, củng cố tổ chức Mặt trận, đoàn thể vững mạnh toàn diện, phát huy vai trò, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”.

Mục tiêu đó đƣợc cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 15 đến 17%. Trong đó, du lịch, dịch vụ tăng 23%, nông – lâm nghiệp – thủy sản tăng 5%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 21%. Cơ cấu giá trị sản xuất dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng Du lịch – Dịch vụ từ 29,16% lên 38,23%. Tỷ trọng nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 50,8% xuống 36,6%. Tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng từ 20,04% lên 25,17%. Thu NSNN năm sau cao hơn năm trƣớc từ 10 đến 12%. Thu nhập bình quân

đầu ngƣời 20 triệu đồng. Đến năm 2020, trên 60% trƣờng mầm non và 100% trƣờng tiểu học, trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia [25].

3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Với những mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến của quận Thanh Khê nhƣ đã nêu trên, trong điều kiện của một quận còn khó khăn, nguồn thu NSNN thấ trong khi đó nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển là rất lớn nên yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê nhằm sử dụng tối ƣu nguồn lực hiện có. Quản lý chi NSNN phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn quận tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tƣ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Khê đến năm 2020 .Việc hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê trong thời gian đến cần đƣợc thực hiện theo các định hƣớng cơ bản sau:

- Công tác quản lý chi NSNN phải gắn liền với mục tiêu định hƣớng phát triển KTXH trên địa bàn quận. Khai thác và huy động một cách bền vững các nguồn thu trên địa bàn nhằm đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi ngân sác:, bố trí chi thƣờng xuyên hợp lý, tăng nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tiến tới thực hiện việc quản lý chi NSNN theo yếu tố đầu ra.

- Quản lý chi NSNN phải phân định đƣợc thẩm quyền trách nhiệm giữa các cơ quan từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán chi NSNN. Tăng cƣờng hiệu quả, hiệu lực của công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành chi ngân sách, đảm bảo cân đối thu chi giữa các cấp ngân sách. Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao năng lực quản lý điều hành NSNN đồng thời tăng cƣờng áp dụng công nghệ thông tin trên tất cả các khâu của quy trình quản lý chi NSNN.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán

Hoàn thiện và đổi mới quy trình lập dự toán dự toán chi ngân sách

UBND quận cần nghiên cứu, triển khai lập dự toán chi ngân sách theo chi tiêu trung hạn (từ 3 đến 5 năm), đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Quốc hội, HĐND thành phố. Giải pháp này khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của công tác lập dự toán chi ngân sách từng năm, đảm bảo gắn kết giữa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng kế hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung và dài hạn. Đồng thời tăng cƣờng tính chủ động của chính quyền quận Thanh Khê trong bố trí, sử dụng nguồn lực. Các mục tiêu ƣu tiên và các nhiệm vụ trong tâm sẽ đƣợc đảm bảo về nguồn tài chính. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ đƣợc rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách.

Ngoài ra, để nâng cao chất lƣợng trong công tác lập dự toán và đảm bảo công tác tổng hợp dự toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch quận đƣợc nhanh chóng, chính xác và thuận lợi. Hàng năm, UBND quận cần tổ chức các buổi tập huấn, hƣớng dẫn thống nhất cách thức lập dự toán, thống nhất mẫu biểu dự toán đối với các đơn vị trực thuộc. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhận thấy đƣợc tầm quan trọng

của việc xây dựng dự toán, hạn chế tối đa việc lập dự toán kinh phí dàn trải. Khi đƣợc tập huấn thì nội dung dự toán do các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng sẽ đầy đủ, mẫu biểu thống nhất, thời gian tổng hợp để xây dựng dự toán chi ngân sách quận đƣợc rút ngắn.

Quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi ngân sách

Từ tháng 6/2016, UBND quận Thanh Khê đã tổ chức bầu cử lại HĐND quận. Do đó, để công tác phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị đảm bảo trƣớc ngày 31/12 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc, UBND quận cần đổi mới trong việc tính toán và lên phƣơng án phân bổ ngân sách theo hƣớng bám sát từng nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao trình HĐND quận phê chuẩn theo quy định. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phƣơng án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đƣợc tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của UBND thành phố, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ cụ thểđƣợc giao. Trong những năm tiếp theo, UBND quận chỉ cần rà soát các yếu tố tăng, giảm dự toán nhƣ những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc, các yếu tố trƣợt giá hoặc nhiệm vụ đƣợc bổ sung. Từ đó mà tổ chức thực hiện điều chỉnh phƣơng án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.

UBND quận giao cho Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận rà soát lại để phân loại chính xác loại hình đơn vị dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị. Đối với các cơ quan nhà nƣớc, dự toán NSNN đƣợc phân bổ và giao theo 2 phần: dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và dự toán chi ngân sách nhà nƣớc giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với các đơn vị sự

nghiệp công lập, dự toán giao chi tiết theo 2 phần: dự toán chi ngân sách nhà nƣớc bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên và dự toán chi hoạt động không thƣờng xuyên.

Trong quá trình xây dựng phƣơng án phân bổ dự toán chi ngân sách, tất cả các nhiệm vụ chi đƣợc UBND thành phố giao và nhiệm vụ chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, Phòng Tài chính – Kế hoạch quận phải thực hiện tính toán đầy đủ, chính xác. Một số nhiệm vụ chi chƣa xác định đƣợc đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù có thể để lại tập trung tại ngân sách quận và phân bổ sau. Phần dự toán còn lại phải đƣợc giao và phân bổ hết ngay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 75 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)