8. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Vai trò của quản lý chi NSNN
Quản lý chi NSNN là nhằm đảm bảo và duy trì hoạt động bình thƣờng của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Hoạt động bộ máy chính quyền các cấp không chỉ nhằm mục đích thống nhất quản lý các hoạt động của nền kinh tế quốc dân mà còn nhằm đảm bảo ổn định về chính trị, một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành bại của công cuộc cải cách kinh tế.
HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quyết định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.
quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Việc thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới để bảo đảm sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, địa phƣơng. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới phải đƣợc ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dƣới.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phƣơng đƣợc phép sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng để bổ sung cho các nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, địa phƣơng phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.
Theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP vai trò và nhiệm vụ của ngân sách cấp quận là nhằm duy trì và phát triển bộ máy nhà nƣớc, phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, chăm sóc y tế cho ngƣời dân ngày càng tốt hơn, nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài giảm bớt khoảng cách giàu nghèo do nền kinh tế thị trƣờng sinh ra bằng những công trình phúc lợi xã hội, thực hiện tăng đầu tƣ cho vùng sâu, vùng xa để giúp những khu vực khó khăn này có điều kiện phát triển.