8. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Chấp hành chi NSNN
Bảng 2.7. Tình hình chi ngân sách quận Thanh Khê giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TỔNG CHI 368.414 370.302 406.791 489.650 572.202 A CÁC KHOẢN CHI CÂN ĐỐI 262.427 293.628 318.006 392.120 442.583
1 Chi đầu tƣ phát triển 11.457 8.455 5.701 8.406 12.120
2 Chi thƣờng xuyên 250.970 285.173 312.305 383.714 430.463
3 Dự phòng ngân sách 0 0 0 0 0
B CÁC KHOẢN CHI QLQNS 26.642 34.909 34.585 7.037 5.526 C CHI BỔ SUNG NS CẤP DƢỚI 31.260 33.270 42.668 55.709 68.609 D CHI CHUYỂN NGUỒN 48.085 7.933 9.671 31.267 49.781
(Nguồn: Báo cáo tình hình chi ngân sách hàng năm của Phòng Tài chính – Kế hoạch quận)
Dựa vào bảng số liệu quyết toán chi ngân sách quận Thanh Khê giai đoạn 2011 – 2015 (xem phụ lục) có thể thấy rằng, UBND quận đã thực hiện tốt việc quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách hàng năm. Về cơ bản, các nhiệm vụ chi đƣợc UBND thành phố giao, UBND quận Thanh Khê đều thực hiện đạt và vƣợt kế hoạch. Bên cạnh đó, do khai thác nguồn thu trên địa bàn quận còn hạn chế, dẫn đến nhiệm vụ chi ĐTXDCB có năm còn chƣa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.
a. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tƣ XDCB là khoản chi mang tính tích luỹ, mức độ đầu tƣ phụ thuộc vào nguồn thu trên địa bàn, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong phát triển kinh tế của quận nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của quận. Chi đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông đƣờng bộ; các công trình điện, cấp thoát nƣớc, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi XH.
Nguyên tắc, quản lý chi đầu tƣ XDCB đƣợc quy định khá chi tiết và chặt chẽ, quận Thanh Khê quản lý chi đầu tƣ phát triển chủ yếu dựa trên các quy định từ các văn bản pháp lý: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tƣ và Xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về việc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; Thông tƣ số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn ngân sách nhà nƣớc. Những quy định nhằm mục đích:
- Tạo hành lang pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tƣ XDCB phù hợp với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng trong từng thời kỳ, phù hợp với phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ do nhà nƣớc quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.
- Đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, công trình xây dựng có chất lƣợng, đúng hạn quy định với chi phí hợp lý.
Tom lại, quản lý đầu tƣ vốn xây dựng cơ bản không phải là chỉ theo từng dự án, mà còn phải theo quy hoạch, và theo đúng pháp luật.
Khê không còn đƣợc thực hiện từ nguồn vận động đóng góp của nhân dân nên nguồn đầu tƣ cho XDCB chủ yếu là nguồn ngân sách thành phố và nguồn ngân sách quận. Trong giai đoạn 2011 – 2015, nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ cho các công trình cũng bị ảnh hƣởng. Đặc biệt trong năm 2012, chi đầu tƣ XDCB là 8.455 chỉ đạt 47% so với dự toán đƣợc giao.
b. Đối với quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên
Trên cơ sở dự toán đƣợc giaoUBND thành phố giao, UBND quận quyết định giao dự toán chi thƣờng xuyên cho các đơn vị dự toán cấp I (Phòng giáo dục) và các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các văn bản về điều hành ngân sách hàng năm. Tổng chi thƣờng xuyên hàng năm của UBND quận Thanh Khê luôn đạt và vƣợt dự toán UBND thành phố giao. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình quản lý chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên của Ngân sách quận Thanh Khê vẫn còn có một số tồn tại.
Dự toán chi sự nghiệp không đƣợc phân bổ và giao chi tiết đến các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ đầu năm nên gây khó khăn cho đơn vị trong việc chủ động về kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ chi.Tổng chi sự nghiệp hàng năm đều thấp hơn so với dự toán đƣợc giao. Nguyên nhân do phân bổ và giao dự toán chậm, thƣờng chi dồn vào những tháng cuối năm nên một số nhiệm vụ triển khai không kịp phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau.
Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn thực hiện bổ sung, điều chỉnh nhiều lần. Việc UBND quận hay đơn vị dự toán cấp trên bổ sung dự toán nhiều trong năm cho đơn vị sử dụng ngân sách không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách mà còn thể hiện cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã đƣợc UBND quận phê chuẩn từ đầu năm chƣa tốt.