Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing mix trong CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) marketing mix trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển phú tài (Trang 32 - 38)

a.Nhân t bên ngoài

a.1. Môi trường kinh tế

- NH là tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của NH.

- Yếu tố nói đến trước tiên ở đây là trình độ phát triển của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, các thành phần kinh tế phát triển với một trình độ cao, tạo ra cơ sở hạ tầng thuận lợi phục vụ cho thói quen tiêu dùng, mua sắm của người dân. Họ chi tiêu, mua sắm bằng thẻ thay vì dùng tiền mặt. Do đó, CVTD thông qua hình thức phát hành hành thẻ rất phát triển ở các NH. Ngoài ra, người dân coi CVTD là nguồn tài trợ phổ biến cho những nhu cầu tiêu dùng của mình thay vì tìm đến bạn bè, người thân. Và ngược lại đối với nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp là một yếu tố khách quan hạn chế phần nào sự phát triển của hoạt động CVTD.

Một yếu tố nữa phụ thuộc môi trường kinh tế là chu kỳ và mức độ ổn định của nền kinh tế. Nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng là điều kiện thuận lợi để các NH mở rộng CVTD. Kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng, thất nghiệp giảm, sản xuất mở rộng, tiêu dùng tăng dẫn đến tín dụng NH nói chung và CVTD nói riêng có cơ hội phát triển mạnh. Đồng thời, trong nền kinh tế ổn định, không có khủng hoảng người dân sẽ thấy yên tâm vể công việc của mình và lạc quan về tương lai. Từ đó họ có xu hướng muốn thỏa mãn các nhu cầu của mình đểđạt được mức sống như mong muốn và tìm đến NH như một nguồn tài trợ hiệu quả. Họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái và bất ổn, họ cảm thấy không tin tưởng, nhất là khi tình trạnh thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc vay mượn tiền từ NH. Lúc này dân cư có xu hướng tích lũy hơn là tiêu dùng.

a.2. Môi trường văn hóa - xã hội:

Có rất nhiều yếu tố thuộc môi trường xã hội ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như: thói quen, tập quán sinh hoạt, trình độn dân trí, tâm lý người dân, trật tự xã hội hay xu hướng gia tăng dân số thành thị....

Tâm lý và thói quen TD của người dân địa phương là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển hoạt động CVTD của NH. Ở một số nơi, người dân thường có xu hướng lao động cật lực khi còn trẻ và sống tiết kiệm để đến khi nhiều tuổi cảm thấy có đủ điều kiện họ mới hướng đến việc hưởng thụ thành quả lao động và cải thiện tiện nghi cuộc sống. Do đó, việc vay mượn để mua sắm hay đi du lịch, giải trí... nhất là vay từ NH là điều họ không muốn hay không quen làm. Thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển như Việt Nam cũng hạn chế việc cho vay qua phát hành thẻ tín dụng. Tất nhiên, phần nhiều do trình độ phát triển

của nền kinh tế, nhưng một phần cũng do người dân không muốn thay đổi thói quen của mình, ngoài ra còn do yếu tố tâm lý và trình độ dân trí. Những người có học vấn và thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng tháng của mình, mục đích là để đạt được mức sống như mong muốn. Ngoài ra, ở một số nước xu hướng đô thị hóa, di dân từ nông thôn ra thành thị làm cho dân số thành thị ngày càng gia tăng. Đây là một điều kiện tốt cho các NH ứng dụng marketing để mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ này.

a.3. Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều dưới sự điều chỉnh của các quy định pháp luật, hoạt động cho vay của NH thương mại cũng vậy. Bên cạnh những quy định của NHNN, hoạt động kinh doanh NH nói chung và CVTD nói riêng đều liên quan đến rất nhiều quy định của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan. Nếu như không có một luật hay quy chế, quy định điều chỉnh hoạt động CVTD của các NH một cách rõ ràng và chặt chẽ thì sẽ gây cản trở cho hoạt động này được diễn ra thông suốt và phát triển bền vững, đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai phía NH và KH, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp. Có thể nói có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động CVTD của các NH là cơ sở rất quan trọng để các NH triển khai các chính sách marketing để phát triển dịch vụ cho vay này.

a.4. Khách hàng vay vốn:

KH là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với mọi tổ chức kinh doanh cũng như đối với NH. Trong CVTD, có nhiều yếu tố thuôc về phía KH ảnh hưởng đến chất lượng của một khoản vay như: trình độ học vấn, thu nhập, đạo đức, năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo... Một KH có đầy đủ các điều kiện về pháp lý, tài chính nhưng không có thiện chí trả nợ thì khoản vay khó có khả năng được hoàn trả. Đây là yếu tố khó xác định song

lại rất quan trọng , đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hết sức chú ý khi thẩm định KH, phải đảm bảo rằng KH vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản nợ. Ngoài ra, việc xác nhận thu nhập thường xuyên và sự ổn định trong thu nhập của KH là việc rất quan trọng vì đây là nguồn trả nợ cho khoản vay.

Ngoài những yếu tố trên, nhu cầu của KH được coi là nhân tố hàng đầu tác động đến hoạt động CVTD của NH. NH phải luôn tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tìm ra những nhu cầu tiềm ẩn trên thị trường. Từ đó có những chiến lược marketing đúng đắn, đưa ra những loại hình dịch vụ CVTD phù hợp và hấp dẫn KH hơn

a.5. Đối thủ cạnh tranh:

Các NHTM hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để NH ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì NH luôn phải cố gắng để không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động marketing của mình để vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, KHCN có sự lựa chọn của mình sử dụng dịch vụ vay tiền của NH nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiếm ưu thế hơn so với NH thì sẽ thu hút nhiều KH hơn. Do đó, để phát triển hoạt động CVYD thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Để từ đó đưa ra các chính sách marketing đúng đắn nhằm chiếm lĩnh thị phần KHCN trên thị trường

b. Nhân t bên trong

b.1. Chiến lược marketing của NH:

Để hoạt động CVTD là một trong những thế mạnh của NH thì các nhà quản trị NH cần coi đây là chiến lược kinh doanh của mình và xây dựng một chính sách marketing riêng cho mục đích này. Không những thế, chính sách TD và chính sách marketing cần phải thông thoáng, linh hoạt và hiệu quả, tác

động đến tâm lý và nhu cầu của KH để có thể tạo ra những khoản vay an toàn và thu hút KH là cá nhân. Trên cơ sở xây dựng một chiến lược marketing cụ thể NH cần có thể phân bổ nguồn lực về vốn, nhân lực, đào tạo, cơ sở vật chất... một cách phù hợp và đưa ra những mục tiêu marketing hoạt động cả trong ngắn hạn và dài hạn.

b.2. Tiềm lực về vốn và công nghệ

Các khoản CVTD tuy có quy mô nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn. Do đó, muốn đẩy mạnh hoạt động CVTD, NH cần tập trung một tỷ lệ nguồn vốn đáng kể vào khoản mục tài sản này. Nếu NH không tạo ra được thế mạnh về vốn bao gồm vốn tự có và vốn huy động thì sẽ khó đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, cũng như là nhu cầu cho vay đối với KHCN.

Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại là cơ sở quan trọng để các NH triển khai dịch vụ NHBL. Nhờ có công nghệ hiện đại nên NH mới có thể xây dựng được những kênh phân phối an toàn, đa dạng và hiệu quả đến KHCN.

b.3. Chất lượng của đội ngũ CBNV

Đối với những hoạt động marketing NH, yếu tố con người luôn được coi là một trong những yếu tố chiến lược. Đội ngũ nhân viên là người trực tiếp thực hiện các chiến lược marketing của NH. Quá trình giao dịch trực tiếp với KH, nhân viên NH chính là hiện hữu chủ yếu của dịch vụ, chính vì vậy mà kiến thức và chuyên môn của nhân viên NH làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm dịch vụ của NH. Chất lượng của đội ngũ nhân viên được thể hiện ờ các yếu tố như: trình độ nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức... Trình độ, kiến thức của đội ngũ nhân viên có cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc.

b.4. Năng lực quản trịđiều hành

định sự thắng bại của NH. Ban lãnh đạo NH phải thường xuyên xem xét thị trường để đưa ra các quyết định kịp thời, sáng suốt. Không những đội ngũ quản lý giỏi mà đội ngũ cán bộ công nhân viên trong NH cũng đòi hỏi phải có trình độ cao bởi vì nhân viên luôn là hình ảnh của NH, một sự sơ suất hoặc nhầm lẫn của nhân viên người ta sẽđánh giá chất lượng của cả NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản về marketing mix trong CVTD của NHTM bao gồm khái niệm cơ bản về marketing mix, đặc điểm ứng dụng marketing mix trong CVTD, mục tiêu marketing mix trong CVTD, các chính sách marketing mix trong CVTD, các nhân tố ảnh hưởng đến marketing mix trong CVTD của NHTM.

Với vai trò quan trọng của CVTD trong đẩy mạnh tín dụng bán lẻ của NHTM, các ứng dụng marketing trong CVTD của NHTM cũng góp phần quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Trên đây là những vấn đề lý luận về marketing mix trong CVTD của NHTM. Và chương 2 sẽ trình bày về thực trạng marketing mix trong CVTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Tài.

CHƯƠNG 2

THC TRNG MARKETING MIX TRONG

CHO VAY TIÊU DÙNG TI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN PHÚ TÀI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ TÀI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) marketing mix trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển phú tài (Trang 32 - 38)