Hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD đáp ứng nhu cầu đa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) marketing mix trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển phú tài (Trang 82 - 85)

dạng thị trường

a. Hoàn thin danh mc sn phm

những cái mà KH có nhu cầu. Hiện tại danh mục các sản phẩm CVTD của BDV Phú Tài rất đa dạng phong phú đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, các NH khác cũng liên tục tạo ra những sản phẩm cạnh tranh nhằm lôi kéo KH. Do đó, chi nhánh phải tích cực chủđộng tìm hiểu nhu cầu của KH, của các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến mở rộng sản phẩm hiện có cho phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm tạo ra sự khác biệt thu hút thêm KH.

Với các sản phẩm đi xuất khẩu lao động, chi nhánh tiếp cận với các trung tâm giới thiệu việc làm, tiếp thu ý kiến phản hồi từ người lao động có nhu cầu vay vốn hoàn thiện sản phẩm.

Các sản phẩm cho vay đi du học: Chi nhánh cần cụ thể hóa thủ tục lẫn cơ chế cho vay, làm việc với các trung tâm tư vấn du học về chính sách phí và hoa hồng.

Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở NH cần chia nhỏ sản phẩm theo từng nhu cầu của KH. Chi nhánh có thể chia thành cho vay mua nhà mới, cho vay mua sắm vật dụng gia đình, vay mua căn hộ chung cư. KH nhìn danh mục sản phẩm cụ thể như vậy sẽ dễ dàng lựa chọn hơn. Ngoài ra, nên mở rộng thêm thời gian cho vay có thể kéo dài hơ, địa bàn cho vay có thể linh hoạt theo địa bàn có nhà miễn là KH có hộ khẩu tại tỉnh Bình Định là được.

Sản phẩm cho vay mua ô tô: nên cải tiến quy trình theo hướng kéo dài thời hạn cho vay từ 5 năm như hiện nay lên đến 10 năm, ngoài ra cũng mở rộng đối tượng là cho vay mua ô tô đểđáp ứng yêu cầu cho KH.

Sản phẩm cho vay công nhân viên nên nâng mức cho vay từ 50 triệu đồng lên thành mức cho vay tối đa bằng 10% thu nhập hàng tháng của người đi vay có thu nhập chuyển qua tài khoản tại BIDV Phú Tài và nên hạ mức thu nhập tối thiểu đểđược vay từ 3 triệu đồng/tháng xuống còn 2 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Chi nhánh cần phối hợp với BIDV Trung ương trong việc xây dựng danh mục sản phẩm CVTD theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các sản phẩm cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành trong hoạt động CVTD một cách chuyên nghiệp. Như CVTD thông qua hình thức thấu chi tài khoản đối với cá nhân, hộ gia đình có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Chi nhánh để mua vật dụng gia đình.... nhằm tăng thêm sự tiện ích cho sản phẩm, hạn chế tập quán sử dụng tiền mặt của người dân.

Ngoài ra, chi nhánh cũng nên phát triển những dịch vụ CVTD nhanh với thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng trong 24h nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của KH, với dịch vụ này có thể yêu cầu KKH trả thêm phí.

Phát triển sản phẩm mới là chiến lược vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của mỗi NH bởi sản phẩm mới làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm CVTD, đáp ứng nhu cầu mới phát sinh của KH, từ đó làm tăng tính cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của NH trên thị trường. Để làm được điều này, Chi nhánh cần tập trung vào việc phát triển một số sản phẩm mới, cụ thể là:

Khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho con người ngày càng tăng lên. Hơn nữa, cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng xuất hiện các phương pháp chữa bệnh bằng máy móc, thiết bị hiện đại đắt tiền và các loại thuốc có giá trị cao. Vì vậy chi phí cho việc chữa một số bệnh là khá cao đối với phần đông người lao động. Do đó, chi nhánh có thể xem xét cho người lao động vay để trang trải chi phí chữa bệnh cho họ cũng như người thân trong gia đình họ.

Trong điều kiện kinh tế phát triển, mức sống nâng cao thì nhu cầu đi du lịch là rất nhiều. Những đối tượng KH này phần lớn là có nhu cầu ổn định vì thế khả năng chi trả cao. Vì vậy, chi nhánh cần xem xét phát triển sản phẩm

cho vay du lịch.

Các sản phẩm này nhìn chung không mới đối với một số NH và đối với thị trường. Vì vậy, để sản phẩm mới ra đời có động thái tích cực, chi nhánh cần tổ chức công tác phát triển sản phẩm mới, tìm cách tiếp cận KH, kênh phân phối hiệu quả, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía KH để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của KH.

b. Gia tăng thêm tin ích cho sn phm

Khi CVTD thì chi nhánh cần bổ sung thêm dịch vụ kèm theo như dịch vụ bảo hiểm. Dịch vụ kèm theo sẽ tạo ưu thế cạnh tranh cho chi nhánh bởi sự khác biệt về tiện ích mang lại. Kết hợp sản phẩm cho vay có TSBĐ và bảo hiểm phi nhân thọ nhằm đem lại sự thuận tiện cho KH khi thế chấp TSBĐ không cần đến công ty bảo hiểm, mặt khác lại giảm rủi ro cho NH và tăng thu du lịch, trong thời gian đến NH có thể thực hiện cho vay đi kèm với bảo hiểm phi nhân thọ.

Điều kiện cho vay cần thông thoáng hơn nhằm khuyến khích các KH có thu nhập bình thường có thể vay vốn, như mức thu nhập yêu cầu thấp hơn, ngoài ra cần có các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng trả nợ của KH chứ không nên chú trọng đến các chỉ tiêu mang tính hình thức như hiện nay.

Phương thức trả nợ cần linh hoạt hơn nữa đó là cho phép KH có thể trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo khả năng của KH chứ không chỉ trả lãi hàng tháng như hiện nay.

Nên cung cấp các dịch vụ phụ thêm nhằm gia tăng giá trị cho KH, như mỗi khi đến hạn trả tiền nên gửi mail trước một tuần để nhắc nhở KH có thể quên do nhiều lý do khác nhau, hoặc nên thu tiền tại nhà hoặc cơ quan KH.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) marketing mix trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển phú tài (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)