a. Huy động vốn
Bảng 2.2: Huy động vốn của BIDV Phú Tài từ 2011 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 % tăng/giảm so với năm 2011 Tổng nguồn vốn huy động vốn 1.355 2.411 2.271 60% Trong đó: A. Theo thành phần kinh tế - Huy động vốn dân cư 567 887 1.237 114% - Huy động vốn tổ chức 788 1.526 1.034 23% B. Theo thời hạn - Không thời hạn 27% - Có thời hạn (Trong đó: vốn trung dài hạn) 0.66 0.72 1.777 0.87 73% 31% C. Theo loại tiền - VNĐ 1.111 1.487 2.086 42% - Ngoại tệ (USD, EUR) 244 1.076 185 87%
(Nguồn: Báo cáo kết quả H ĐKD của BIDV Phú Tài từ 2011 - 2013)
- Tính đến cuối năm 2012, BIDV Phú Tài đã huy động được 2.413 tỷ đồng tăng 1.058 tỷ đồng, tương đương 78% so với năm 2011, tuy nhiên đến năm 2013 giảm 292 tỷđồng. Điều này cũng phản ánh đúng tình hình của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước nước trong năm 2011 chịu nhiều ảnh hưởng khủng hoảng làm cho tình hình kinh doanh của các DN, cá nhân suy giảm nghiêm trọng, do đó thu nhập của xã hội suy giảm mạnh ảnh hưởng đến
nguồn vốn huy động cuả NH. Năm 2012, huy động vốn của BIDV Phú Tài chiếm 0,8% trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV. Trong 5 năm gần đây, khả năng huy động vốn của BIDV Phú Tài có chiều tăng trưởng, trong đó: nguồn vốn huy động từ các tổ chức có xu hướng tăng (tuy nhiên có dấu hiệu giảm sút trong năm 2012 do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế), chiếm gần 50% tổng vốn huy động (năm 2011: tổ chức chiếm 59%, dân cư chiếm 41%; năm 2012: tổ chức chiếm 65%, dân cư là 35% và đến năm 2013, tổ chức chỉ còn 46% và dân cư chiếm 54%) và lượng tiền gửi trong dân cư ngày càng gia tăng là điểm mạnh, tạo nguồn tiền đầu vào ổn định để BIDV Phú Tài tăng trưởng tín dụng cấp cao, hạn chế tình trạng khan tiền, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán xuống thấp. Nguồn vốn huy động của BIDV Phú Tài trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, do chính sách phát triển KH của BIDV Phú Tài ngày càng linh động, tiến bộ (có nhiều chương trình khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi...), mở rộng mạng lưới các PGD nhằm tạo kênh huy động vốn mạnh. Đây là nguồn lực lớn giúp BIDV Phú Tài phát triển việc cấp phát tín dụng, đa dạng hóa các dịch vụ NH, ứng dụng công nghệ hiện đại... Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV Phú Tài cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nhằm bảo đảm cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác...) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ...), mang lại lợi nhuận cao cho BIDV Phú Tài nói riêng và BIDV nói chung.
b. Hoạt động tín dụng
- Dư nợ tín dụng của BIDV Phú Tài tăng trưởng mạnh qua các năm (từ năm 2011 - 2013): năm 2012 tăng 845 tỷđồng, tương đương 23,4% so với 2011 và năm 2011 tăng 1.329 tỷđồng, tương đương 29,9% so với năm 2012. Trong đó, 100% dư nợ là cho vay thương mại.
Bảng 2.3: Dư nợ của BIDV Phú Tài giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Tỷđồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Dư nợ tín dụng 3.597 100 4.442 100 5.771 100 Tín dụng thương mại 3.597 100 4.442 100 5.771 100 Trong đó: A. Thành phần kinh tế + Tổ chức 3.434 95,5 4.051 91,2 4.463 80,1 + Cá nhân 163 4,5 391 8,8 1.108 19,9 B. Theo thời gian + Ngắn hạn 2.455 68,2 2.981 67,1 3.919 67,9 + Trung dài hạn 1.142 31,8 1.461 32,9 1.852 32,1 C. Theo tài sản đảm bảo + Không TSBĐ 971 27 888 20 173 3 + Có TSBĐ 2.626 73 3.554 80 5.598 97 - Tỷ lệ dư nợ TSBĐ/Tổng dư nợ 73 80 97 - Nợ xấu 2,8 1,3 0,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Phú Tài từ 2011 - 2013)
Mặt khác, theo cơ cấu thì dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm khoản gần 99%, còn lại là doanh nghiệp nhà nước. Đây là chuyển biến tích cực của BIDV Phú Tài theo hướng một NHTM.
- Chất lượng tín dụng của BIDV Phú Tài ngày càng cao: Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng dần (năm 2011 chiếm 73% năm 2012 chiếm 80% và
năm 2013 chiếm 97% trong tổng dư nợ). Sự tăng trưởng tín dụng của BIDV Phú Tài trong những năm qua không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng, đây là sự phát triển rất tốt giúp BIDV Phú Tài trong nền kinh tế hội nhập thế giới.
Sự tăng trưởng tín dụng của BIDV Phú Tài trong thời gian qua là cả một sự phấn đấu rất quyết tâm của toàn hệ thống các phòng ban: từ dịch vụ huy động vốn đến cấp tín dụng, kinh doanh các dịch vụ khác của BIDV Phú Tài. Nhìn chung, BIDV Phú Tài chưa đẩy mạnh đầu tư và các lĩnh vực phi NH, chủ yếu tập trung cấp tín dụng và dịch vụ huy động vốn. Đểđảm bảo được vị trí trên thị trường cạnh tranh giữa các NH hiện nay, đòi hỏi BIDV Phú Tài không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ chế kinh doanh linh động, bắt kịp với nhu cầu KH.
c. Các hoạt động dịch vụ khác của BIDV Phú Tài
Ngoài nghiệp vụ huy động tiền gửi (mở sổ tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, phát hành trái phiếu,...) và nghiệp vụ tín dụng, BIDV Phú Tài đã và đang không ngừng phát triển các dịch vụ thanh toán khác nhằm đáp ứng nhu cầu KH ngày càng cao, như: dịch vụ thanh toán chuyển khoản, thu tiền hộ (tiền điện, tiền điện thoại mạng Viettel,...) dịch vụ kho quỹ (đếm tiền,...) thẻ ATM, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền bằng chứng minh thư, kinh doanh ngoại tệ (các quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ, nghiệp vụ Swap)
- Việc mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh của BIDV Phú Tài so với các NH khác, đồng thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng thanh toán bằng chuyển khoản được ưa chuộng hơn do hạn chế rủi ro trong kiểm đếm tiền và an toàn.
Bảng 2.4: Thu dịch vụ của BIDV Phú Tài từ 2011 - 2013
Đơn vị: Tỷđồng, %
Dịch vụ 2011 2012 2013
- Thu từ kinh doanh ngoại tệ 5,4 8,4 14,5 - Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 3,4 4,5 6,5 - Thu từ DV thẻ ATM 0,5 0,8 1 - Thu phí bảo lãnh, ủy thác 4,2 5,1 4,4 - Thu phí tài trợ thương mại 4,3 4,7 11,7 - Thu phí CCS 7,2 8,1 15,4
Tổng 25 31,6 53,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Phú Tài từ 2011 - 2013)
Xét trong tổng thu nhập của BIDV Phú Tài vào năm 2013: Thu nhập từ cấp tín dụng chiếm khoảng 50%, thu từ các dịch vụ khác như: Phí chuyển tiền thanh toán, phí bảo lãnh,... chiếm khoản 50%. Nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đảm bảo an toàn trong kinh doanh, BIDV Phú Tài cần đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ, đây là khoản thu nhập gần như không rủi ro.