Thiết kế thang đo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 50 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thiết kế thang đo

Thang đo là công cụ dùng để quy ƣớc (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thƣờng đƣợc thục hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu, đó là: (1) thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo quãng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã đƣợc phát triển trên thế giới nhƣ SERQUAL (Zeithaml và Bitner 1996), các nghiên cứu mẫu về chất lƣợng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman 1991). Chúng đƣợc điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Cụ thể tác giả sử dụng 2 thang đo: thang

đo định danh (phân biệt nam và nữ) và thang đo Likert 5 mức độ.

a. Dự thảo thang đo

Dựa trên cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã công bố. Tác giả đã dự thảo thang đo sơ bộ về tác động của CLDV đào tạo đến sự hài lòng tại khoa Du lịch gồm 28 biến thuộc 6 nhân tố. (Xem phụ lục 2- Bảng 2.2).

b. Hiệu chỉnh thang đo

Nghiên cứu sơ bộ của đề tài đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính bằng cách tổ chức buổi thảo luận nhóm để lấy ý kiến tham khảo của 05 chuyên gia từ đó sẽ bổ sung, chỉnh sửa, và thông nhất thang đo. Biên bản thảo luận nhóm về hiệu chỉnh thang đo đƣợc trình bày ở phụ lục 3. Sau khi tiến hành thảo luận, kết quả đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

+ Nhân tố “Chƣơng trình đào tạo” thay đổi mô tả “Chƣơng trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng” thành “Chƣơng trình đào tạo rất phù hợp với mong muốn của bạn về ngành Du lịch”. Và mô tả “Phân bố hợp lý giữa các học phần lý thuyết và các học phần thực hành là rất thích hợp”, đồng thời bỏ “Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế có thể học liên thông với các trình độ đào tạo và chƣơng trình giáo dục khác”….

+ Nhân tố “Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy” thêm mô tả “Nội bài giảng của giảng viên có đáp ứng đƣợc mục tiêu của bài học hay không” … Từ các ý kiến đóng góp trên, tác giả đã chỉnh sửa và đƣa ra đo chính thức cho nghiên cứu bao gồm 42 mô tả cho 6 nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của SV về CLDV đạo tại tại khoa.

Bảng 2.2.Thang đo chính thức CLDV đào tạo tại Khoa Du lịch

Stt Biến

số Các thuộc tính

Chƣơng trình đào tạo

1 CTDT1 Chƣơng trình đào tạo rất phù hợp với mong muốn của bạn về ngành Du lịch

2 CTDT2 Phân bố hợp lý giữa các học phần lý thuyết và các học phần thực

hành là rất thích hợp

3 CTDT3 Chƣơng trình đào tạo đã đáp ứng tốt khả năng nâng cao kỹ năng Ngoại ngữ cho Sinh viên

4 CTDT4 Dung lƣợng của chƣơng trình đào tạo phù hợp với thời gian, nhận thức của ngƣời học

5 CTDT5 Đề thi vừa khách quan bám sát với chƣơng trình giảng dạy Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy

1 GV1 Giảng viên giảng dạy dễ hiểu, kích thích sự sáng tạo của ngƣời học hay không

2 GV2 Giảng viên tích cực trao đổi, đàm thoại với sinh viên về nội dung bài học

3 GV3 Giảng viên tƣơng tác với sinh viên qua các hoạt động thuyết trình, thảo luận

4 GV4 Giảng viên tạo cho bạn cảm giác thoải mái (không khí học tập vui vẻ)

5 GV5 Nội bài giảng của giảng viên có đáp ứng đƣợc mục tiêu của bài học hay không

6 GV6 Trình độ bằng cấp của giảng viên có tạo đƣợc ấn ttƣợng tốt đối với ngƣời học hay không

7 GV7 Giảng viên có kinh nghiệm thực tế sẽ sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với Sinh viên

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 1 QLDT1 Lớp học có số lƣợng sinh viên hợp lí

2 QLDT2 Chính sách học bổng của trƣờng phù hợp nhanh chóng

3 QLDT3 Các thông tin trên website của trƣờng đa dạng, phong phú và cập nhật thƣờng xuyên.

4 QLDT4 Cán bộ quản lý giải quyết các vấn đề của sinh viên nhanh và hiệu quả

5 QLDT5 Các khiếu nại của sinh viên đƣợc nhà trƣờng giải quyết một cách thỏa đáng

6 QLDT6 Cán bộ quản lý ( nhân viên đào tạo, hành chính, kế toán..) giải quyết các vấn đề của sinh viên nhanh và hiệu quả

7 QLDT7 Sinh viên đƣợc tạo điều kiện tổ chức tham quan học tập thực tế tại cơ sở

8 QLDT8 Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu

9 QLDT9 Nhà trƣờng quan tâm đến hoạt động ngoại khoá của Sinh viên Giáo trình, tài liệu học tập

1 GT1 Giáo trình các môn chuyên ngành đƣợc giảng viên của trƣờng biên soạn rõ ràng, nội dung chính xác

2 GT2 Giáo trình hiện đại, đƣợc cập nhập thƣờng xuyên

3 GT3 Giáo trình mỗi môn học đƣợc cung cấp đầy đủ, đa dạng 4 GT4 Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng

Cơ sở vật chất

1 CSVC1 Phòng học rộng rãi, thoáng mát (đủ chỗ ngồi), đƣợc trang bị khan trang hiện đại

2 CSVC2 Các trang thiết bị trong các phòng thực hành luôn đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của các học phần thực hành

3 CSVC3 Phòng vi tính đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên

4 CSVC4 Khu vực vệ sinh thuận tiện và luôn sạch sẽ

5 CSVC5 Khuôn viên trƣờng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, dễ chịu, đáp ứng đƣợc các hoạt động ngoại khóa của Sinh viên

6 CSVC6 Bãi giữ xe đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên

7 CSVC7 Dịch vụ căng-tin của trƣờng đáp ứng với nhu cầu sinh viên

8 CSVC8 Sinh viên dễ dàng tiếp cận mạng internet ở trƣờng

Kết quả đạt đƣợc

1 KQ1 Khóa học đáp ứng những mong đợi của cá nhân

2 KQ2 Kiến thức từ khóa học sẽ giúp bạn dễ dàng phát triển nghề nghiệp

3 KQ3 Giúp tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trƣờng 4 KQ4 Kĩ năng làm việc nhóm đƣợc cải thiện

5 KQ5 Bạn tự tin về nghề nghiệp của mình khi ra trƣờng

Đánh giá chung

1 HL1 Bạn hài lòng về chất lƣợng đào tạo của khoa DL trƣờng CĐN ĐN 2 HL2 Chất lƣợng đào tạo của trƣờng đáp ứng đƣợc kì vọng của bạn? 3 HL3 Bạn sẽ giới thiệu bạn/em của mình theo học tại trƣờng

2.2.4.Xây dựng bảng câu hỏi và phỏng vấn thử

Dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã đƣợc cố kết hợp với việc lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình và thang đo chính thức cho đề tài, từ đó tác giá thiết kế bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng của sinh viên về CLDV đào tạo qua thang đánh giá Likert 5 điểm, đi từ hoàn toàn không đồng ý đến

hoàn toàn đồng ý.

Về mặt hình thức bản câu hỏi đƣợc in trên khổ giấy A4, đƣợc trình bày rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu nhằm khắc phục mức độ sai lệch thông tin đƣợc thu thập, bảng câu hỏi bao gồm các nội dung sau:

- Phần 2: Thông tin cá nhân

- 3: Sự thỏa mãn chung của SV

Dựa vào cơ sở lý thuyết tác giả thiết lập thang đo đánh giá các nhân tố đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi (Bảng 2.4 – phụ lục 4)

Sau khi kế bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành phòng vấn thử 15 SV để xem xét độ chính xác, dễ hiểu của bảng câu hỏi và chỉnh sửa, bổ sung. Các ý kiến đóng góp nhƣ sau:

- Bảng câu hỏi nêu các vấn đề phù hợp, dễ hiểu, không có câu hỏi mang tính hàm ý.

(Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được trình bày tại - phụ lục 5)

2.3.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3.1.Xây dựng phƣơng án điều tra thu thập dữ liệu

a. Xác định quy mô mẫu điều tra

Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡ mẫu quá lớn sẽ ảnh hƣởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu. Kích thƣớc mẫu nhỏ có thể không đủ độ tin cậy trong quá trình phân tích dữ liệu. Kích thƣớc mẫu phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra.

Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu đƣợc xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Kích thƣớc mẫu nghiên cứu với 42 biến quan sát là 42 x 5 = 220.

b. Phương án phân bổ mẫu

Bảng 2.3 Số lượng sinh viên khoa Du lịch năm học 2017 – 2018

Ngành học Khóa 2015 Khóa 2016 Khóa 2017

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Hƣớng dẫn du lịch 22 15 25 23 30 38 Quản trị khách sạn 57 100 48 97 41 94 Quản trị nhà hàng 0 0 20 30 Nghiệp vụ lƣu trú 10 15 16 9 10 68 Nghiệp vụ nhà hàng 12 5 10 2 8 33 Tổng cộng 101 135 99 131 109 263 Nguồn: Phòng công tác HS-SV

Để tiến hành nghiên cứu định lƣợng tác giả sử dụng nguyên tắc chọn mẫu một cách ngẫu nhiên cắt lớp theo tỷ lệ số lƣợng sinh viên ở từng ngành học ( dựa vào số liệu ở bảng 2.4) có quan tâm đến các tiêu chí. Riêng ngành Quản trị nhà hàng do mới mở nên khoa chú trọng đến chất lƣợng dạy và học của giáo viên và học sinh, nên tác giả lấy mẫu 43/50 sinh viên của ngành để đánh giá sự hài lòng của sinh viên về ngành này nhƣ thế nào mà kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể

- Ngành đào tạo:

+ Ngành Hƣớng dẫn du lịch: mẫu nghiên cứu 63 trong 838 sinh viên tƣơng ứng 7,5%.

+ Ngành Quản trị khách sạn: mẫu nghiên cứu 99 trong 838 sinh viên tƣơng ứng 12%.

+ Ngành Quản trị nhà hàng: mẫu nghiên cứu 43 trong 838 sinh viên tƣơng ứng 5,1%.

+ Ngành Nghiệp vụ lƣu trú: mẫu nghiên cứu 6 trong 838 sinh viên tƣơng ứng 0,7%.

+ Ngành Nghiệp vụ nhà hàng: mẫu nghiên cứu 9 trong 838 sinh viên tƣơng ứng 1,1 %.

- Năm học: Tác giả chọn tỷ lệ sinh viên năm 3 nhiều hầu hết sinh viên năm 3 đã trải qua tất cả các dịch vụ đào tạo của trƣờng, nên kết quả nghiên cứu sẽ khả quan hơn.

+ Năm 1: 10 sinh viên chiếm tỷ lệ 1,2% + Năm 2: 92 sinh viên chiếm tỷ 11%. + Năm 3: 118 sinh viên chiếm tỷ 87,8%.

- Giới tính: nam 62 trong 220 sinh viên, chiếm tỷ lệ 7,4 %, nữ 158 trong 220 sinh viên, chiếm tỷ lệ 92,6%.

c. Phương pháp thu thập thông tin

Việc thực hiện cuộc khảo sát đƣợc tiến hành bằng cách gởi bảng câu hỏi trực tiếp cho sinh viên của Khoa Du lịch

d. Phương án xử lý dữ liệu điều tra

Tiến hành làm sạch dữ liệu thu đƣợc.

Mã hóa và nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.

Thực hiện phân tích thống kê mô tả để tìm ra các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Phân tích nhân tố nhằm xác định các nhóm biến quan sát, loại bỏ các biến không hợp lệ.

Kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm xác định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ các biên không phù hợp

Phân tích hồi quy nhằm xác định sự phù hợp của mô hình. Kiểm tra giả thiết để xác định rõ mức độ ảnh hƣởng của các các biến độc lập tới biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 50 - 57)