CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 96 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Tuân thủ các bƣớc trong tiến trình nghiên cứu tác giả đƣa ra mô hình chính thức và thiết lập đƣợc phƣơng trình hồi quy bội thể hiện các nhân tố ảnh hƣởng của CLDV ĐT đến sự hài lòng của sinh viên khoa Du lịch Trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng nhƣ sau:

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài

Phƣơng trình hồi quy bội

HL = -1,203 + 0,209*CTDT + 0,337*GV + 0,202*GT + 0,290*CSVC + 0,251*KQ

Trong đó:

Gồm CTDT, GV, GT, CSVC, KQ là các biến độc lập và HL là biến phụ

Chƣơng trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp giảng dạy

Giáo trình, tài liệu học tập Cơ sở vật chất SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN Kết quả đạt đƣợc

HL: Sự hài lòng của sinh viên. CTDT: Chương trình đào tạo

GV: Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy. GT:Giáo trình, tài liệu học tập.

CSVC:Cơ sở vật chất. KQ: Kết quả đạt được

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có R2 = 0,545 và R2 hiệu chỉnh = 0,534. Kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 54,5%, hay nói một cách khác 54,5% sự biến thiên của nhân tố Sự hài lòng của sinh viên đƣợc giải thích bởi 5 nhân tố: CTDT (Chƣơng trình đào tạo), GV (Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy), GT (Giáo trình, tài liệu học tập), CSVC (Cơ sở vật chất), KQ (Kết quả đạt đƣợc)

Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu đã nhận diện đƣợc các nhân tố của CLDV ĐT có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên đó chính là: CTDT (Chƣơng trình đào tạo), GV (Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy), GT (Giáo trình, tài liệu học tập), CSVC (Cơ sở vật chất), KQ (Kết quả đạt đƣợc). Các nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên khoa Du lịch Trƣờng CĐN ĐN. Loại bỏ nhân tố HĐQL&HTĐT (hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo).

Dựa vào bảng thống kê mô tả các nhân tố hồi quy ta nhận thấy giá trị trung bình (mức kỳ vọng) của các nhân tố lần lƣợt là: CSVC (Cơ sở vật chất) = 3,6018; GV (Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy) = 3,7254; CTDT (Chƣơng trình đào tạo) = 3,800; GT (Giáo trình, tài liệu học tập) = 3,8286 và HL (hài lòng chung) = 3,6986 đều nhỏ hơn 4 chứng tỏ khoa cũng nhƣ nhà trƣờng cần chú trọng cải thiện các yếu tố này để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, đặc biệt là yếu tố cơ sở vật chất có mức kỳ vọng nhỏ nhất.

Như vậy có thể thấy rằng, để gia tăng Sự hài lòng của sinh viên thì nhà trường cần phải có đội ngũ giảng viên cũng như phương pháp giảng dạy chất lượng, cải thiện tình trạng cơ sở vật chất, gia tăng kết quả sinh viên đạt được, cải tiến chương trình đào tạo và chuẩn bị giáo trình, tài liệu học tập hiện đại, mới và đầy đủ nội dung.

Ngoài ra thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả nhận thấy, không có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến nhân tố giới tính, ngành học và năm học; tuy nhiên, có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến kết quả học tập (các sinh viên có kết quả học tập càng cao thì Sự hài lòng của sinh viên càng cao và ngược lại) của các sinh viên được khảo sát.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)