6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT BẰNG T-Test VÀ ANOVA
3.3.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính
Vì chỉ có hai sự khác biệt là nam và nữ nên tác giả dùng kiểm định Independent Sample T-Test để kiểm định sự khác nhau giữa giới tính nam và nữ của các đối tƣợng đƣợc khảo sát đối với Sự hài lòng của sinh viên.
Ta kiểm định giả thuyết:
H0: Tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về giới tính. H1: Không tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về giới tính
Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị Sig. = 0,850 (tức 85,0%) trong kiểm định Leneve lớn hơn 5% và kết quả kiểm định T-Test cũng cho thấy không có sự khác nhau về giới tính vì giá trị sig là 0,574 (tức 57,4%) lớn hơn 5%. Nhƣ vậy với mức ý nghĩa 5% bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 tức không tồn tại sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nam và nữ trong nhóm sinh viên đƣợc nghiên cứu.
Bảng 3.32: Kết quả kiểm định T-Test đối với nhân tố Giới tính
Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định T-Test
Giới tính Sự hài lòng của sinh
viên 0,850 0,574
Không có sự khác biệt
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Như vậy, thông qua kết quả phân tích T-Test, tác giả khẳng định không có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Giới tính.
3.3.2. Kiểm định ANOVA với nhân tố Ngành học
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Ngành học của các đối tƣợng đƣợc khảo sát đối với Sự hài lòng của sinh viên.
Ta kiểm định giả thuyết:
H0: Tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về ngành học H1: Không tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về ngành học
Kết quả kiểm định Levene cho thấy không có sự khác biệt phƣơng sai về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến Ngành học vì giá trị Sig. = 0,991 (tức 99,1%) trong kiểm định Leneve lớn hơn 5%.
Và, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác nhau về Ngành học đối với Sự hài lòng của sinh viên vì giá trị Sig. = 0,209 (tức 20,9%) lớn hơn 5%. Nhƣ vậy với mức ý nghĩa 5% bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 tức không tồn tại sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các ngành học trong nhóm sinh viên đƣợc nghiên cứu.
Bảng 3.33: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Ngành học
Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA
Ngành học Sự hài lòng của sinh
viên 0,991 0,209
Không có sự khác biệt
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Như vậy, thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định
không có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Ngành học.
3.3.3. Kiểm định ANOVA với nhân tố Năm đào tạo
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Năm học của các đối tƣợng đƣợc khảo sát đối với Sự hài lòng của sinh viên.
Ta kiểm định giả thuyết:
H0: Tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về năm đào tạo H1: Không tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về năm đào tạo
Kết quả kiểm định Levene cho thấy không có sự khác biệt phƣơng sai về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến Năm học vì giá trị Sig. = 0,381 (tức 38,1%) trong kiểm định Leneve lớn hơn 5%.
Và, kết quả kiểm định ANOVA cũng cho thấy không có sự khác nhau về Năm học đối với Sự hài lòng của sinh viên vì giá trị Sig. = 0,068 (tức 6,8%) lớn hơn 5%. Nhƣ vậy với mức ý nghĩa 5% bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 tức không tồn tại sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các năm học trong nhóm sinh viên đƣợc nghiên cứu.
Bảng 3.34: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Năm học
Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA
Năm học Sự hài lòng của sinh
viên 0,381 0,068
Không có sự khác biệt
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Như vậy, thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định
khôngcó sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Năm học.
3.3.4. Phân tích ANOVA với nhân tố Trình độ học lực
Tác giả dùng kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau giữa Trình độ học lực của các đối tƣợng đƣợc khảo sát đối với Sự hài lòng của sinh viên.
H0: Tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về trình độ học lực
H1: Không tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về trình độ học lực Kết quả kiểm định Levene cho thấy không có sự khác biệt phƣơng sai về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến Trình độ học lực vì giá trị Sig. = 0,523 (tức 523%) trong kiểm định Leneve lớn hơn 5%.
Tuy nhiên, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy có sự khác nhau về Kết quả học tập đối với Sự hài lòng của sinh viên vì giá trị Sig. = 0,005 (tức 0,5%) nhỏ hơn 5%. Nhƣ vậy với mức ý nghĩa 5% bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận H0 tức tồn tại sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa trình độ học lực trong nhóm sinh viên đƣợc nghiên cứu.
Bảng 3.35: Kết quả kiểm định ANOVA nhân tố Kết quả học tập Nhân tố Giá trị Sig. Kết luận Kiểm định Leneve Kiểm định ANOVA
Kết quả học tập Sự hài lòng của sinh
viên 0,523 0,005 Có sự khác biệt
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Cụ thể về sự khác biệt khi xét đến kết quả học tập của các đối tƣợng khảo sát, căn cứ vào giá trị trung bình Sự hài lòng của sinh viên các nhóm theo Trình độ học lực, chúng ta có thể khẳng định rằng, các đối tƣợng có kết quả học tập càng cao càng cao thì mức độ sự hài lòng của họ càng cao và ngƣợc lại.
Bảng 3.36: Giá trị trung bình Sự hài lòng của sinh viên theo Trình độ học lực
STT Trình độ học lực Giá trị trung bình Sự hài lòng của sinh viên
1 Trung bình 3,6669
2 Khá 3,6742
3 Giỏi 3,7523
4 Xuất sắc 3,8338
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Như vậy, thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả khẳng định có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên đối với nhân tố Trình độ hoc lực.
Như vậy, thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả nhận thấy, không có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến nhân tố giới tính, ngành học và năm học; tuy nhiên, có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến kết quả học tập (các sinh viên có kết quả học tập càng cao thì Sự hài lòng của sinh viên càng cao và ngược lại) của các sinh viên được khảo sát.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
ự hài lòng của sinh viên đối với chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng. Qua các kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích các nhân tố, hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA cũng nhƣ tiến hành chạy hồi qui và thực hiện các kiểm định tƣơng quan, đa cộng tuyế sau khi loại bỏ biến quan sát Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo
. Vậy mức độ ảnh hƣởng cao nhất đến nhân tố Sự hài lòng của sinh viên đó là nhân tố Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy (beta chuẩn hóa = 0,317, tác động cùng chiều), tiếp đến là nhân tố Cơ sở vật chất (beta chuẩn hóa = 0,316, tác động cùng chiều), nhân tố Kết quả đạt đƣợc (beta chuẩn hóa = 0,238 tác động cùng chiều), nhân tố Chƣơng trình đào tạo (beta chuẩn hóa = 0,205, tác động cùng chiều), và cuối cùng là nhân tố Giáo trình, tài liệu học tậo (beta chuẩn hóa = 0,203, tác động cùng chiều). Đây là căn cứ để tác giả đƣa ra các nhóm giải pháp cho các nhân tố và các kiến nghị ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Tuân thủ các bƣớc trong tiến trình nghiên cứu tác giả đƣa ra mô hình chính thức và thiết lập đƣợc phƣơng trình hồi quy bội thể hiện các nhân tố ảnh hƣởng của CLDV ĐT đến sự hài lòng của sinh viên khoa Du lịch Trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng nhƣ sau:
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài
Phƣơng trình hồi quy bội
HL = -1,203 + 0,209*CTDT + 0,337*GV + 0,202*GT + 0,290*CSVC + 0,251*KQ
Trong đó:
Gồm CTDT, GV, GT, CSVC, KQ là các biến độc lập và HL là biến phụ
Chƣơng trình đào tạo
Đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp giảng dạy
Giáo trình, tài liệu học tập Cơ sở vật chất SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN Kết quả đạt đƣợc
HL: Sự hài lòng của sinh viên. CTDT: Chương trình đào tạo
GV: Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy. GT:Giáo trình, tài liệu học tập.
CSVC:Cơ sở vật chất. KQ: Kết quả đạt được
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có R2 = 0,545 và R2 hiệu chỉnh = 0,534. Kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 54,5%, hay nói một cách khác 54,5% sự biến thiên của nhân tố Sự hài lòng của sinh viên đƣợc giải thích bởi 5 nhân tố: CTDT (Chƣơng trình đào tạo), GV (Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy), GT (Giáo trình, tài liệu học tập), CSVC (Cơ sở vật chất), KQ (Kết quả đạt đƣợc)
Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu đã nhận diện đƣợc các nhân tố của CLDV ĐT có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên đó chính là: CTDT (Chƣơng trình đào tạo), GV (Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy), GT (Giáo trình, tài liệu học tập), CSVC (Cơ sở vật chất), KQ (Kết quả đạt đƣợc). Các nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên khoa Du lịch Trƣờng CĐN ĐN. Loại bỏ nhân tố HĐQL&HTĐT (hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo).
Dựa vào bảng thống kê mô tả các nhân tố hồi quy ta nhận thấy giá trị trung bình (mức kỳ vọng) của các nhân tố lần lƣợt là: CSVC (Cơ sở vật chất) = 3,6018; GV (Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy) = 3,7254; CTDT (Chƣơng trình đào tạo) = 3,800; GT (Giáo trình, tài liệu học tập) = 3,8286 và HL (hài lòng chung) = 3,6986 đều nhỏ hơn 4 chứng tỏ khoa cũng nhƣ nhà trƣờng cần chú trọng cải thiện các yếu tố này để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, đặc biệt là yếu tố cơ sở vật chất có mức kỳ vọng nhỏ nhất.
Như vậy có thể thấy rằng, để gia tăng Sự hài lòng của sinh viên thì nhà trường cần phải có đội ngũ giảng viên cũng như phương pháp giảng dạy chất lượng, cải thiện tình trạng cơ sở vật chất, gia tăng kết quả sinh viên đạt được, cải tiến chương trình đào tạo và chuẩn bị giáo trình, tài liệu học tập hiện đại, mới và đầy đủ nội dung.
Ngoài ra thông qua kết quả phân tích ANOVA, tác giả nhận thấy, không có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến nhân tố giới tính, ngành học và năm học; tuy nhiên, có sự khác biệt về Sự hài lòng của sinh viên khi xét đến kết quả học tập (các sinh viên có kết quả học tập càng cao thì Sự hài lòng của sinh viên càng cao và ngược lại) của các sinh viên được khảo sát.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Sự hài lòng của sinh viên là vấn đề hết sức quan trọng đối các trƣờng Đại học, Cao đẳng, đặt biệt là Cao đẳng Nghề nói chung và Trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trƣờng càng trở nên gay gắt. Do vậy xu hƣớng chung hiện nay là quan tâm nhiều hơn nữa tới sinh viên. Đứng trƣớc bối cảnh ấy, đề tài đã giúp xác định đƣợc các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên, mức độ tác động của các nhân tố từ đó giúp lãnh đạo Nhà trƣờng định hƣớng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại Trƣờng, từ đó đƣa ra các giải pháp làm cho sinh viên gắn bó hơn với Nhà trƣờng trong tƣơng lai. Cụ thể:
4.2.1. Nhóm giải pháp về Đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp giảng dạy dạy
Đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp giảng dạy có mức độ ảnh hƣởng cao nhất đến nhân tố Sự hài lòng của sinh viên (beta chuẩn hóa = 0,317, tác động cùng chiều) qua đó ta thấy cảm nhận của sinh viên đối với giáo viên nhìn
chung khá tốt.
Để gia tăng Sự hài lòng của sinh viên thì nhà trƣờng cần phải có đội ngũ giảng viên cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy chất lƣợng, kỹ năng tay nghề cao. Vì vậy nhà trƣờng phải thƣờng xuyên chú trọng đến công tác bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, khuyến khích cho giáo viên tham gia học tập bồi dƣỡng tại doanh nghiệp nhằm cọ sát thực tế với nghề để có những bài giảng sinh động, thực tế với ngƣời học. Hơn nữa hằng năm nhà trƣờng cần tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp khoa, cấp trƣờng để qua đó giáo viên có động lực tìm tòi, đầu tƣ hoàn thiện bài giảng, cung cấp các tiết học chất lƣợg cho sinh viên.
4.2.2. Nhóm giải pháp về Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất có mức độ ảnh hƣởng đứng thứ 2 (beta chuẩn hóa = 0,316, tác động cùng chiều) và mức độ hài lòng đứng thứ 4, thể hiện qua giá trị trung bình là 3,6018. Cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất của nhà trƣờng ở mức tƣơng đối thấp. Điều này phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất mà trƣờng hiện có.
Đánh giá về cơ sở vật chất, học viên hài lòng nhất về cảnh quan nhà trƣờng bởi lẻ nhà trƣờng vừa đƣợc thành phố cấp kinh phí xây dựng cải trang lại khuôn viên. Đối với các yếu tố còn lại gồm biến quan sát về trang thiết bị học tập của nhà trƣờng hiện đại (máy vi tính, thiết bị thực hành) đều đƣợc học viên đánh giá không cao mặc dù trong năm 2017 nhà trƣờng đã đầu tƣ mới và sửa chữa, nâng cấp các phòng thực hành cho khoa, tuy nhiên việc sửa chữa này chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế vì số lƣợng sinh viêncủa khoa tƣơng đối đông, phòng học thì nhỏ, buộc sinh viên chia ca để thực hành dẫn đến thời gian thực hành của sinh viên không nhiều, chất lƣợng tay nghề không vững . Điều này cũng phù hợp với hiện trạng của nhà trƣờng, nhất là điều kiện về trang thiết bị. Do là trƣờng công lập, nguồn thu học phí cũng nhƣ ngân sách
thành phố cấp hàng năm chủ yếu chỉ đủ để đảm bảo chi cho con ngƣời (lƣơng và các khoản khác theo lƣơng), tỷ lệ chi cho đầu tƣ hàng năm hầu nhƣ không có hoặc rất ít (khoảng 2% - 5%) nên các trang thiết bị học tập còn khó khăn là tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc đòi hỏi các trƣờng có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhƣ doanh nghiệp cũng là điều không thể, vì xét về mặt kinh tế, các trang thiết bị của doanh nghiệp hàng năm đều đƣợc khấu hao, tới thời kỳ sẽ đƣợc đầu tƣ thay thế bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, trong khi các trƣờng thì không chủ động về kinh phí, hầu nhƣ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nƣớc. Do vậy, đầu tƣ trang thiết bị để không lạc hậu là cần thiết nhƣng cũng không thể kỳ vọng cập nhật nhƣ các thiết bị mà các doanh nghiệp có. Bên cạnh đó, với vị trí thuận tiện là nằm gần trung tâm thành phố, liền kề bờ biển đẹp của Đà Nẵng, nơi nhiều khách sạn nhà hàng, dịch vụ dịch lịch phát triển, nhà trƣờng cũng có thể thông qua đó liên hệ cho học sinh tham quan, thực tập ở những nhà hàng khách sạn gần trƣờng. Tác giả mạnh dạn đề ra giải pháp cho nhóm cơ sử vật chất của trƣờng là: Tuy còn khó khăn về điều kiện kinh tế ( học phí thấp, ít đƣợc quan tâm của thành phố trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng) nhƣng nhà trƣờng nên tập trung chú trọng đến các nghề trọng điểm và các khoa có số lƣợng sinh viên đông nhƣ khoa Du lịch, khoa Cơ khí.. đầu tƣ, nâng cấp phòng thực hành đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt của sinh viên.
4.2.3. Nhóm giải pháp về Kết quả đạt đƣợc
Là nhân tố có mức tác động mạnh thứ 3 đến sự hài lòng của sinh viên (beta chuẩn hóa = 0,238 tác động cùng chiều). Việc năng cao khả năng tự học (tự nghiên cứu), giúp tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trƣờng của sinh viên còn chƣa đƣợc cao, đặc biệt các khóa học chƣa đáp