KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 103 - 143)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.3.KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

4.3.1.Các kết luận

Trên cơ nghiên cứu sự tác động của chất lƣợng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên tại khoa Du lịch, Trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng qua việc khảo sát sự đánh giá của sinh viên. Đề tài “Nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành Du lịch tại Trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng” cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau:

1)Các nhân tố tác động đến Sự hài lòng của sinh viên, trong đó, nhân tố Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy tác động mạnh nhất kế đến là nhân tố Cơ sở vật chất, Kết quả đạt đƣợc, Chƣơng trình đào tạo và Giáo trình, tài liệu học tập.

2)Thống kê mô tả kết quả khảo sát của sinh viên đánh giá đối với sự hài lòng về CLDV đào tạo tại Trƣờng mới ở trên mức trung bình.

3)Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về sự hài lòng đối với CLDV đào tạo tại Trƣờng giữa các nhóm sinh viên Khoa Du lịch khác nhau về giới tính, ngành học, năm học. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo Trình độ học lực, sinh viên có học lực càng tốt có xu hƣớng hài lòng cao hơn so với sinh viên có học lực kém hơn…

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc của đề tài, tác giả nhận thấy đề tài còn tồn tại một số hạn chế sau:

Đối tƣợng mà tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài chỉ đơn thuần phân khúc trong một mảng nhỏ là sinh viên hệ khoa Du lịch. Với phân khúc đối tƣợng khảo sát này, tác giả đã bỏ qua khá nhiều các phân khúc, đối tƣợng sinh viên khác đang theo học tại trƣờng ví dụ nhƣ: sinh viên ở các khoa khác, SV hệ vừa học vừa làm tại trƣờng… Nhƣ vậy việc chọn lọc một đối tƣợng nghiên cứu trong vô vàn các thể loại hệ sinh viên để nghiên cứu về sự hài lòng đối với chất lƣợng đào tạo tại trƣờng xét về mặt nào đó tác giả đã bỏ qua tiếng nói khách quan, những ý kiến đánh giá khác nhau của các bạn sinh viên thuộc phân khúc nói trên, đơn thuần chỉ là ý kiến của các bạn sinh viên trực thuộc ngành Du lịch thì những kết quả mang lại chắc chắn thiếu tính đại diện và tính khách quan.

2) Hạn chế về chất lƣợng cuộc khảo sát

Nhƣ dã trình bày trong phần hồi quy. Chất lƣợng khảo sát đến từ nhiều yếu tố. Về mặt chủ quan là chất lƣợng bảng hỏi, quy trình nghiên cứu sơ bộ chƣa chặt… Về mặt khách quan thì về phía mẫu đƣợc chọn. Có thể bởi yếu tố tâm lý, hay vì lí do nào đó mà các bạn sinh viên đã không lựa chọn các câu trả lời một cách tự nhiên. Điều này làm mất đi tính khách quan của dữ liệu thu về, hạn chế sự ngẫu nhiên là yếu tố của khám phá nhân tố và kiểm định sự tƣơng quan. Tác giả nghĩ rằng phần nhiều hạn chế ở đây đến từ nguyên nhân khách quan do mẫu quan sát.

3)Sự chênh lệch trong mẫu

Kết quả khảo sát có sự chênh lệch khá lớn về đối tƣợng sinh viên (cụ thể đối tƣợng sinh viên năm nhất là 10 bạn, năm hai là 92 bạn, năm 3 là 108 bạn. Theo file data đính kèm). Nhƣ vậy sự chênh lệch này xét về phƣơng diện nào đó cũng ảnh hƣởng tới kết quả nghiên cứu của đề tài.

Việc xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu xuất phát từ các mô hình nghiên cứu trƣớc đó. Việc xây dựng và điều chỉnh thang đo chỉ dựa trên việc lấy ý kiến chủ quan một số ít chuyên gia, cán bộ giáo viên và sinh viên tại trƣờng. nên chắc chắn sẽ thiếu sót nhiều.

4.3.2.Một số kiến nghị

a) Kiến nghị đối với Nhà trường

Ngoài những giải pháp mà chúng tôi đã đề cập ở trên sau đây là một số kiến nghị thêm một số vấn đề không năm trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này nhƣng có ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng dịch vụ đào tạo của Trƣờng đó là:

1) Trƣờng phải thƣờng xuyên mời các doanh nghiệp, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia giảng dạy nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tiễn sinh động đáp ứng nhu cầu sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra nhà trƣờng cần tạo điều kiện về thời gian cũng nhƣ kinh phí để sinh đi thực địa thực tế nhiều hơn ở các học phần thực hành, từ đó sinh viên nắm bắt đƣợc lý thuyết vững vàng trong lúc học tại trƣờng, nâng cao khả năng tự tin khi ra trƣờng.

2) Nhận định thấy kiến thức ngoại ngữ và tin học có một vai trò quan trọng trong nhu cầu việc làm của các bạn sau này, tuy nhiên đa số các bạn còn non và yếu hai kĩ năng này mà thời lƣợng đào tạo còn quá ít. Nếu có chăng trên giảng đƣờng với số lƣợng tiết học quá ít ỏi nhƣ vậy, cộng thêm số lƣợng sinh viên trong một lớp học khá đông nên vấn chƣa tạo điều kiện cho tất cả các bạn tham gia thảo luận, rèn luyện kĩ năng nói đƣợc… Vậy nên nhà trƣờng cần tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức dƣới nhiều hình thức nhƣ mở các lớp ngắn hạn, thảo luận về các chuyên đề, sinh hoạt theo chủ đề…

3) Nhà trƣờng cần tạo điều kiện cho những giáo viên trẻ tại khoa đi học thực tế tại doanh nghiệp để giáo viên có cơ hội nâng cao tay nghề của mình.

Để làm đƣợc những điều nhƣ trên, không phải là một sớm một chiều, cần phải có một thời gian, kế hoạch, chƣơng trình hợp lí, cũng không phải là nhiệm vụ của riêng một cá nhân nào mà đỏi hỏi sự chung lƣng đấu cật, đoàn kết, hợp tác và cố gắng nỗ lực của các bạn sinh viên, phía các cán bộ, công nhân viên chức cũng nhƣ từ phía các phòng ban lãnh đạo của Nhà trƣờng.

b) Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Cần đẩy mạnh đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần thiết cho giáo viên nhà trƣờng để họ có thể truyền tải đƣợc các kiến thức bổ ích cho thế hệ học sinh, sinh viên.

Đầu tƣ thêm kinh phí cho việc học tập và nghiên cứu ở nƣớc ngoài nâng cao trình độ đối với giáo viên, cán bộ quản lý.

Sớm ban hành bổ sung một số quy định, chế độ chính sách đối với giáo viên dạy nghề phù hợp với từng nhóm nghề: Chức danh giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách ƣu đãi giáo viên dạy nghề xứng đáng. Có văn bản hƣớng dẫn việc xét và phân loại giáo viên dạy nghề theo chuẩn chức danh, phù hợp với Luật giáo duc nghề nghiệp, Điều lệ trƣờng dạy nghề và yêu cầu mới về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề để giáo viên yên tâm công tác, tạo cảm ứng sáng tạo trong dạy học, làm cho sinh viên hài lòng hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4 tác giả đã tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài trên cơ sở đề xuất 5 nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại khoa Du lịch trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng gồm 5 nhân tố: Chƣơng trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên và phƣơng pháp giảng dạy, Giáo trình, tài liệu học tập, Cơ sở vật chất, Kết quả đạt đƣợc.

Tác giả đã mạnh dạn đề xuất, gợi mở những hàm ý chính sách cho ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích tăng cƣờng sự thỏa mãn, sự hài lòng cao nhất cho sinh viên qua các nhân tố: cơ sở vật chất, nhà trƣờng, giảng viên để tạo động lực cho sinh viên học tập hết sức cống hiến, đóng góp, vào sự phát triển bền vững của trƣờng cũng nhƣ của bản thân đồng thời chƣơng 4 cũng nêu những hạn chế của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[1] Nguyễn Thành Long, (2006). Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại trường Đại học An Giang. Báo cáo nghiên cứu khoa học, trƣờng Đại học An Giang, Số 27.

[2] Đỗ Minh Sơn (2010), “Nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên trường

đại học Kinh Tế, đại học Đà Nẵng”, Đề tài KHCN Đại Học Đà Nẵng.

[3] Nguyễn Thanh Phong (2011), “Các yêu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đại học Tiền Giang”. Luận văn Thạc sỹ, ĐH Tiền Giang.

[4] Phạm Thị Hồng Nhung (2012) “Kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ

trong đào tạo đại học tư khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Luận

văn Thạc sỹ. Khoa Kinh tế - QTKD, ĐH Cần Thơ.

[5] Nguyễn Thị Xuân Hƣơng (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV với điều kiện CSVC và phục vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 2.

[6] Hà Trọng Quang, Bài giảng SPSS và nghiên cứu khoa học, 2014. [7] Phạm Thị Liên (2016), “Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của

người học tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 81- 89

[8] Đặng Thị Ngọc Hà (2017), “Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề du

lịch Vũng Tàu”. Luận văn Thạc sỹ. CĐ Nghề Du lịch Vũng Tàu, ĐH

Tiếng Anh

[9] Shpetim Cerri (2012), “Đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục Đại học”

của 5 trƣờng đại học công lập tại Albania

[10] DeShields, O. W., Kara, A., & Kaynak, E.(2005). Determinants of business student satisfaction and retention in higher education: Applying Herzberg’s two- factor theory. International Journal of Educational Management, 19(2), 128-139.

[11] Elliott, K. M., & Healy, M. A. (2001). Key factors influencing student satisfaction related to recruitment retention. Journal of Marketing for Higher Education, 10(4), 1-11.

[12] Ali Kara, Đại học York Campus bang Pennsylvania và Oscar W. DeShields, Jr., Đại học Northridge, bang California, “Business Student Satisfaction, Intentions and Retention in Higher Education: An Empirical Investigation” (2004).

[13] G.V. Diamantis và V.K. Benos (2007), “Measuring student satisfaction with their studies in an International and European Studies Departerment”, trƣờng đại học Piraeus, Hy Lạp.

[14] Snipcs, R.L & N Thomson (1999), “Learn the factors that affect the quality of perception in the college education of students”.

Các website

[15]https://www.nxbctqg.org.vn/index.php?option=com_content&view=articl e&id=6940:2016-11-01-09-17-37&catid=192:thut-ng-trong-vn-kin-i- hi-i-biu-tqxii&Itemid=700

Bảng 2.2.Thang đo nháp CLDV đào tạo tại khoa Du lịch

Stt Nhân tố Mô tả Nguồn

1

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng Nguyễn Thanh Phong (2011), Hà Trọng Quang (2014), Đặng Thị Ngọc Hà (2017), 2 Tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành phù hợp 3

Tiếng anh chuyên ngành được giảng dạy sâu và hiệu quả

1

Đội ngũ giảng viên và phương pháp

giảng dạy

Giảng viên có kỹ năng, phương pháp giảng dạy tốt Nguyễn Thanh Phong(2011), Phạm Thị Liên (2017), Đặng Thị Ngọc Hà (2017) 2 Giảng viên có kinh nghiệm thực tế và

sẵn sàng chia sẻ với sinh viên 3 Giảng viên tích cực trao đổi, đàm

thoại với sinh viên về nội dung bài học

4 Giảng viên tương tác với sinh viên qua các hoạt động thuyết trình, thảo luận

5 Giảng viên tạo cho bạn cảm giác thoải mái (không khí học tập vui vẻ)

6 Đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng 1 Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo

Đề thi bám sát với nội dung môn học Nguyễn Thị

Xuân Hương (2016), Phạm Thị Liên (2017), Đặng Thị Ngọc Hà (2017) 2 Lớp học có số lượng sinh viên hợp lí

3 Chất lượng đào tạo bạn nhận được tương xứng với học phí đã đóng

4 Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên.

5 Cán bộ quản lý giải quyết các vấn đề của sinh viên nhanh và hiệu quả

Giáo trình, tài liệu học

tập

giảng viên của trường biên soạn rõ ràng, nội dung chính xác

2 Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 1 Cơ sở vật chất Phòng học rộng rãi, thoáng mát (đủ chỗ ngồi) Nguyễn Thanh Phong (2011), Hà Trọng Quang (2014), Đặng Thị Ngọc Hà (2017) 2 Phòng học được trang bị đầy đủ thiết

bị học tập

3 Phòng thực hành được trang bị đầy đủ thiết bị thực hành

4 Trang thiết bị trong các phòng thực hành luôn hoạt động tốt

5 Phòng vi tính đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên

6 Sinh viên dễ dàng tiếp cận mạng internet ở trường

1

Kết quả đạt được

Khóa học đáp ứng những mong đợi của cá nhân Nguyễn Thanh Phong (2011), Hà Trọng Quang (2014), Đặng Thị Ngọc Hà (2017) 2 Kiến thức từ khóa học sẽ giúp bạn dễ

dàng phát triển nghề nghiệp

3 Giúp tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường

4 Kĩ năng làm việc nhóm được cải thiện

5 Bạn tự tin về nghề nghiệp của mình khi ra trường

Hiện nay tôi đang tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự tác động của chất lượng

dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành Du lịch tại Trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng”. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với quý Thầy/cô về đề tài này.

Rất mong được sự góp ý kiến của Quý Ông/bà bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

(1) Thầy/cô vui lòng liệt kê những yếu tố mà Thầy/cô cho là có tác động đến CLDV đào tạo tại khoa Du lịch Trường CĐN ĐN.

……… ……… ……… ……… ……… (2) Thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau:

Theo Thầy/cô các yếu tố nào thuộc CSVC hữu hình có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học cho SV?

……… ……… ……… ……… ………

Theo Thầy/cô khoa phải làm gì để SV tin cậy và khoa?

……… ……… ……… ……… ………

Theo Thầy/cô sự đáp ứng của khoa đối với SV thể hiện ở những điểm nào? ……… ………

Thầy/cô hãy cho biết những phẩm chất, tính cách hay cách ứng xử của CBGV sẽ tạo lòng tin cho SV?

……… ……… ……… ……… ………

Những yếu tố nào mà Thầy/cô cho là có sự đồng cảm của Khoa đối với SV? ……… ……… ……… ……… ……… Trân trọng cảm ơn Thầy/cô đã đóng góp ý kiến quý báo cho đề tài nghiên cứu này.

Phụ lục 3: Danh sách CBGV tham gia thảo luận lần 1.

STT Họ và tên CBGV Chức vụ

1 Nguyễn Thị Bích Hà Trưởng khoa 2 Nguyễn Thanh Thảo Trưởng đào tạo 3 Đinh Nguyễn Mai Na Tổ trưởng 4

5 6

Hiện nay tôi đang tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự tác động của chất lượng

dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành Du lịch tại Trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng”. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với các bạn về đề tài này.

Sự đóng góp thảo luận của các bạn giúp cho đề tài nghiên cứu của tôi cũng như giúp cho khoa nói riêng và nhà trường nói chung hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nhằm phục vụ cho SV ngày một tốt hơn.

Rất mong được sự góp ý kiến thảo luận của các bạn bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

(1) Bạn hãy cho biết khi bạn học tại khoa Du lịch Trường CĐN ĐN bạn quan tâm đến yếu tố nào của Khoa

1.……… 2……… 3……… 4……… 5……… 6.……… 7……… 8……… 9……… 10……… 11.……… 12……… 13……… 14……… 15………. Trân trọng cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến quý báu cho nghiên cứu này!

Thông tin cá nhân

Giới tính Biểu danh

Ngành học Biểu danh

Năm thứ Thứ tự

Kết quả học tập Tỉ lệ

Đánh giá chi tiết về mức độ hài lòng của 6 nhân tố

Các mô tả về “Chương trình đào tạo”

Likert 5 điểm Các mô tả về “Đội ngũ giảng viên,

phương pháp giảng dạy”

Các mô tả về “Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo”

Các mô tả về “Giáo trình tài liệu học tập”

Các mô tả về “Cơ sở vật chất” Các mô tả về “Kết quả đạt được”

Đánh giá chung về sự hài lòng CLDV đào tạo

Khoa luôn nỗ lực để cung cấp dịch vụ tốt hơn về mọi mặt

Likert 5 điểm Các yếu tố liên quan đến hoạt động

đào tạo mà khoa cung cấp cho SV là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 103 - 143)