7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.7. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Nhƣ đã thảo luận ở chƣơng 2 (Thiết kế nghiên cứu), có 6 giả thuyết từ H1 đến H6 cần đƣợc điểm định.
Giả thuyết H1 đƣợc phát biểu là: Nhận thức tính hữu ích về DVTT tiền điện qua Ngân hàng có tác động tích cực đến ý định lựa chọn DVTT này của các hộ gia đình ở Đà Nẵng
Với giá trị Sig = 0.000 trong bảng kết quả hồi quy của biến Nhận thức tính hữu ích nhỏ hơn 0.05, chấp nhận giả thuyết H1. Điều này đồng nghĩa những hữu ích cảm nhận về hình thức thanh toán tiền điện qua Ngân hàng có tác động tích cực đến ý định lựa chọn hình thức này của các hộ gia đình ở Đà Nẵng.
Giả thuyết H2 đƣợc phát biểu là: Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng có tác động tích cực đến ý định lựa chọn
DVTT này của các hộ gia đình ở Đà Nẵng
Với giá trị Sig = 0.403 trong bảng kết quả hồi quy của biến Nhận thức tính kiểm soát hành vi lớn hơn 0.05, bác bỏ giả thuyết H2. Nhƣ vậy, nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng không có tác động tích cực đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán này của các hộ gia đình tại Đà Nẵng. Nói cách khác, thủ tục đăng ký đơn giản hay cách sử dụng DVTT tiền điện qua NH dễ dàng không tác động mấy đến ý định lựa chọn hay không chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Giả thuyết H3 đƣợc phát biểu là: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng của các hộ gia đình ở Đà Nẵng
Với giá trị Sig = 0.000 trong bảng kết quả hồi quy của biến Chuẩn chủ quan nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% cho thấy giả thuyết H3 đƣợc chấp nhận. Nói cách khác, chuẩn chủ quan (cụ thể là ảnh hƣởng của gia đình, bạn bè, công ty điện lực Đà Nẵng hay các NH thu hộ) có tác động tích cực đến ý định lựa chọn phƣơng thức thanh toán tiền điện điện tử.
Giả thuyết H4 đƣợc phát biểu là: Thói quen tiêu dùng tiền mặt có tác động tiêu cực đến ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng của các hộ gia đình ở Đà Nẵng.
Với giá trị Sig = 0.000 trong bảng kết quả hồi quy của biến Thói quen tiêu dùng tiền mặt nhỏ hơn 0.05 cho thấy giả thuyết H4 đƣợc chấp nhận, hay thói quen tiêu dùng tiền mặt là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến ý định lựa chọn phƣơng thức thanh toán tiền điện qua Ngân hàng của các hộ gia đình Đà Nẵng.
Giả thuyết H5 đƣợc phát biểu là: Bản chất công việc của người thanh toán tiền điện chính trong gia đình có tác động đến ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng tại Đà Nẵng
Kết quả kiểm định ANOVA và Post Hoc ở trên (nội dung phần 3.6) cho thấy giữa các nhóm khách hàng có công việc khác nhau, ý định và hành vi lựa chọn DVTT điện tử cũng khác nhau, hay biến Công việc có ảnh hƣởng tác động đến ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng tại Đà Nẵng, kết luận chấp nhận giả thuyết H5.
Giả thuyết H6 đƣợc phát biểu là: Địa điểm sinh sống của các hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng có tác động đến ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng
Tƣơng tự giữa các hộ gia đình sinh sống ở các quận, huyện khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng cho thấy, ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng tại Đà Nẵng cũng khác nhau, kết luận chấp nhận giả thuyết H6.
Bảng 3.19. Kết quả kiểm định các giả thuyết
Biến phụ thuộc Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH
Kết quả kiểm định Biến độc lập định lƣợng Nhận thức tính hữu ích Tác động tích cực (H1+ ) Chấp nhận giả thuyết Nhận thức kiểm soát hành vi Tác động tích cực (H2+ ) Bác bỏ giả thuyết Chuẩn chủ quan Tác động tích cực (H3+ ) Chấp nhận giả thuyết Thói quen tiêu dùng tiền
mặt Tác động tiêu cực (H4+ ) Chấp nhận giả thuyết Biến độc lập định tính
Bản chất công việc của ngƣời thanh toán tiền điện
Có tác động (H5) Chấp nhận giả thuyết Địa điểm sinh sống Có tác động (H6) Chấp nhận