7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Phần này tiến hành sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA thực hiện đối với một tập hợp các biến quan sát (items) nhằm rút gọn tập hợp các biến độc lập thành một tập nhỏ hơn các biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố mà không làm mất đi ý nghĩa giải thích và thông tin của nhóm nhân tố đó
(Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008). Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số này lớn (giữa 0.5 và 1) có nghĩa là phân tích nhân tố thích hợp, nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu. Trong phần này phƣơng pháp phổ biến nhất là phân tích nhân tố khám phá EFA với phƣơng pháp trích Principal Components và phép quay Varimax đƣợc sử dụng.
Sau khi kiểm tra độ tin cậy thang đo cho thấy tất cả các biến đều đảm bảo về mặt tin cậy, tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố khám phá nhằm đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo thành phần nhằm xem xét các nhân tố tác động và ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện qua ngân hàng.
3.3.1. Thang đo các nhân tố tác động
Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, có 4 nhân tố độc lập: Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua NH; Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua NH; Chuẩn chủ quan; Thói quen tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán tiền điện với 18 biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả ở lần phân tích nhân tố lần thứ nhất (trình bày cụ thể trong Phụ lục 4.3), hệ số KMO = 0.910 (trên 0.5) cùng giá trị Sig = 0.000 < 0.05 cho thấy phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu. Có 4 nhân tố đƣợc trích ra với tổng phƣơng sai trích = 69.062%. Tuy nhiên biến HU6 đo lƣờng nhận thức Cảm thấy DVTT tiền điện qua Ngân hàng giúp tự chủ về mặt thời gian có hệ số nhân tố (Factor Loading) nằm ở cả hai nhóm nhân tố 1 và nhân tố 3, trong khi đó sự chênh lệch này nhỏ hơn 0.3, vì vậy biến này bị loại ra khỏi thang đo nhân tố thứ nhất Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua Ngân hàng.
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo các nhân tố tác động Nhân tố trích đƣợc 1 2 3 4 HU1 .713 HU2 .677 HU3 .741 HU4 .717 HU5 .560 HU7 .652 HU8 .598 CCQ1 .791 CCQ2 .805 CCQ3 .773 CCQ4 .671 TQTM1 .839 TQTM2 .846 TQTM3 .836 KSHV1 .743 KSHV2 .810 KSHV3 .685 Cronbach Alpha 0.876 0.858 0.859 0.886 Chỉ số KMO 0.902 Giá trị Sig 0.000 Phƣơng sai trích 69.471%
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 16)
Sau khi loại biến HU6, phân tích nhân tố khám phá đƣợc tiếp tục thực hiện lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng cho thấy tất cả các biến quan sát có
trọng số lớn hơn 0.5 nên đạt yêu cầu; tổng phƣơng sai trích tăng lên là 69.471%; trị số KMO = 0.902 cho thấy phân tích EFA thích hợp (Bảng 3.5).
Đồng thời sau khi loại biến HU6, hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua Ngân hàng đƣợc tính lại (=0.876) vẫn đảm bảo hệ số tin cậy phù hợp cho thang đo.
Nhƣ vậy, thang đo các nhân tố độc lập sau khi đánh giá thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA tổng hợp thành 4 thành phần cùng với 17 biến quan sát (chỉ có 1 biến bị loại) đồng thời đảm bảo nội dung ý nghĩa về mặt lý thuyết nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2 – Thiết kế nghiên cứu.
3.3.2. Thang đo Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng
Thành phần Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng gồm 4 biến quan sát đƣa vào phân tích nhân tố EFA. Kết quả chỉ có một nhân tố đƣợc rút ra với phƣơng sai trích là 75.125%; KMO đạt yêu cầu (0.823); Sig = 0.000 < 0.05 cho thấy độ tƣơng quan giữa các biến có ý nghĩa (Phụ lục 4.4).
Bảng 3.6. Phân tích nhân tố EFA cho thang đo ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH Nhân tố trích đƣợc (1) YĐ2 .914 YĐ1 .890 YĐ3 .875 YĐ4 .782 Chỉ số KMO 0.823 Phƣơng sai trích 75.125%
3.3.3. Kết luận chung
Kết quả sau khi kiểm tra độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA, có một số biến quan sát bị loại ra khỏi thang đo các khái niệm nghiên cứu do không đạt yêu cầu nhằm làm tăng độ tin cậy cho các thang đo (biến HU6).
Nhƣ vậy, sau đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA, bảng tổng hợp các biến quan sát đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu nhƣ sau:
Bảng 3.7. Tổng hợp các thang đo chính thức
Thang đo Biến đo lƣờng Các nhân tố độc lập
Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua Ngân hàng (HU)
HU1, HU2, HU3, HU4, HU5, HU7, HU8, HU9 Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT
tiền điện qua Ngân hàng (KSHV)
KSHV1, KSHV2, KSHV3
Chuẩn chủ quan (CCQ) CCQ1, CCQ2, CCQ3, CCQ4
Thói quen tiêu dùng tiền mặt (TQTM) TQTM1, TQTM2, TQTM3
Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH (YĐ)
YĐ1, YĐ2, YĐ3, YĐ4
Thành phần Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua NH đƣợc đo lƣờng:
HU1 - Cảm thấy DVTT tiền điện qua NH rất tiện lợi
HU2 - Cảm thấy DVTT tiền điện qua NH rất an toàn
HU3 - Cảm thấy DVTT tiền điện qua NH rất nhanh chóng
HU5 - Cảm thấy DVTT tiền điện qua NH giúp giảm thiểu chi phí
HU7 - Cảm thấy DVTT tiền điện qua NH giúp tiết kiệm thời gian
HU8 - Cảm thấy DVTT tiền điện qua NH giúp không bị cắt điện vì thanh toán trễ
Thành phần Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua NH đƣợc đo lƣờng:
KSHV1 - Cảm thấy thủ tục đăng ký DVTT tiền điện qua NH rất đơn giản
KSHV2 - Cảm thấy việc sử dụng DVTT tiền điện qua NH rất dễ dàng
KSHV3 - Việc sử dụng DVTT tiền điện qua NH là do bản thân hoàn toàn quyết định
Thành phần Chuẩn chủ quan đƣợc đo lƣờng:
CCQ1 - Chịu ảnh hƣởng bởi gia đình (vợ/chồng/con cái,…)
CCQ2 - Chịu ảnh hƣởng bởi bạn bè
CCQ3 - Chịu ảnh hƣởng bởi các biện pháp khuyến khích của công ty Điện lực Đà Nẵng
CCQ4 - Chịu ảnh hƣởng bởi quà tặng của các NH thu hộ tiền điện
Thành phần Thói quen tiêu dùng tiền mặt đƣợc đo lƣờng:
TQTM1 - Cảm thấy quen với việc thanh toán tiền điện bằng tiền mặt
TQTM2 - Cảm thấy e dè khi chuyển sang thanh toán tiền điện qua NH
TQTM3 - Cảm thấy rủi ro khi lựa chọn DVTT tiền điện qua NH
Thành phần Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH đƣợc đo lƣờng:
YĐ1 - Có ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH thay vì nộp tiền trực tiếp
YĐ2 - Có ý định sử dụng DVTT tiền điện qua NH thƣờng xuyên
YĐ3 - Tin tƣởng sử dụng DVTT tiền điện qua NH trong tƣơng lai