PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện của hộ gia đình qua ngân hàng tại đà nẵng (Trang 52)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa vào các thang đo trong mô hình nghiên cứu chính thức, với lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện qua Ngân hàng đã đề xuất dựa trên lý thuyết, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi ban đầu. Sau đó điều tra thử nhằm sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Bảng câu hỏi sau khi đã điều chỉnh đƣợc sử dụng vào công tác điều tra phục vụ cho nghiên cứu chính thức (xem Phụ lục 1). Loại thang đo đƣợc sử dụng cho các câu hỏi trong các nhân tố của mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ.

2.4.2. Quy mô mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu

Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc vào kính thƣớc mẫu, mẫu càng lớn thì độ tin cậy của thông tin càng tăng. Tham khảo các cách xác định quy mô mẫu đƣợc trình bày bởi Glenn D. Israel, kích thƣớc mẫu đƣợc xác định trong trƣờng hợp khó xác định đƣợc tổng thể (do quá lớn), cụ thể ở đây là tổng các hộ dân sinh sống và sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở tất cả các quận là khá lớn. Trong trƣờng hợp này, Cochran (1963) đề xuất sử dụng phƣơng pháp xác định kích thƣớc mẫu theo công thức sau đây:

385 05 . 0 5 . 0 * 5 . 0 * 96 . 1 * * 2 2 2 2    e q p z n

Trong đó n là kích thƣớc mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn, p là tỷ lệ ƣớc tính của thuộc tính đại diện tổng thể, q = 1-p, z là giá trị thống kê tƣơng ứng α (1 – α là mức độ tin cậy mong muốn, ví dụ 95%). Nhƣ vậy, quy mô mẫu tốt nhất đại diện cho tổng thể cần thực hiện khảo sát là 385 hộ gia đình tại Đà Nẵng.

Về phƣơng pháp chọn mẫu, thông thƣờng phƣơng pháp lấy mẫu gồm hai loại phƣơng pháp, chọn mẫu theo xác suất và chọn mẫu phi ngẫu nhiên

(Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy nhiên do điều kiện giới hạn thời gian, phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện của phƣơng pháp phi xác suất đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này.

2.4.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình thị trƣờng điện, doanh thu điện từ PC Đà Nẵng và tình hình triển khai phƣơng thức thu tiền điện qua Ngân hàng tại Đà Nẵng. Nguồn thu thập qua các website của công ty điện lực miền Trung và điện lực Đà Nẵng, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2016, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2017, báo cáo thu hộ qua ngân hàng tại PC Đà Nẵng.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dựa trên bảng câu hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp và gửi trực tuyến bảng câu hỏi đến địa chỉ email của khách hàng nhằm khảo sát ý kiến của các hộ gia đình tại Đà Nẵng về những yếu tố tác động đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện qua Ngân hàng. Bảng câu hỏi cụ thể: đƣợc trình bày trong phần Phụ lục 1 và bảng câu hỏi trực tuyến đƣợc thiết kế qua Google docs tại địa chỉ:

https://goo.gl/forms/p6ZRFSbOzUjUtFPg1

2.4.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Các kỹ thuật sử dụng phân tích dữ liệu:

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mô tả cụ thể về hồ sơ đối tƣợng tham gia điều tra.

b. Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo qua hệ số Cronbach Alpha

hệ giữa các biến quan sát trong cùng một thang đo. Hay nói cách khác, các biến quan sát cùng đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tƣơng quan giữa chúng phải cao.

Phƣơng pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo đƣợc thực hiện thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm khẳng định thang đo có thể đo lƣờng đúng khái niệm cần đo lƣờng. Nunnally (1978), Peterson (1994) và Slate (1995) [8], cho rằng thang đo đƣợc chấp nhận khi có hệ số Alpha từ 0.6 trở lên.

c. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, vấn đề tiếp theo là các thang đo phải đƣợc đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giúp đánh giá đƣợc hai loại giá trị này. Đồng thời, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để khám phá các nhân tố tiềm ẩn bên trong và bên ngoài có ý nghĩa hơn dựa trên một tập biến quan sát có ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch sinh thái của du khách.

Theo Lê Văn Huy & cộng sự (2012), điều kiện dùng để phân tích nhân tố đó là: Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05); giá trị KMO ≥ 0.5 là thích hợp.

Đối với hệ số tải nhân tố khi phân tích EFA: Theo Hair & cộng sự (2009, trích trong Multivariate Data Analysis, p.116, 7th Edition) thì:

- Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát đƣợc giữ lại.

- Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê. - Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất

tốt.

Đồng thời trong phân tích nhân tố khám phá, Gerbing & Andersion (1988) cho biết tổng phƣơng sai trích đƣợc phải lớn hơn hoặc bằng ≥ 50% mới đảm bảo tiếp tục xem xét các giá trị thống kê.

d. Phương pháp kiểm định giả thuyết bằng hồi quy

Phƣơng pháp này nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra thông qua phƣơng pháp hồi quy bội Multi - Regression. Phƣơng pháp này sẽ xem xét ảnh hƣởng các biến độc lập, biến ngoại sinh (các yếu tố tác động) và biến phụ thuộc (ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện qua Ngân hàng của hộ gia đình). Tiêu chuẩn kiểm định đƣợc lựa chọn theo thông lệ ở mức ý nghĩa 5%.

e. Phương pháp kiểm tra sự khác biệt ANOVA

Phƣơng pháp này nhằm xem xét mối quan hệ giữa biến nhân khẩu là địa điểm sinh sống của các hộ gia đình ở Đà Nẵng với ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện qua Ngân hàng, qua đó đánh giá liệu rằng những hộ dân sinh sống ở khu vực ngoại ô thành phố có hành vi khác với hành vi của các hộ dân trong khu vực nội thành hay không.

2.5. TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy chƣơng 2 đã trình bày thực trạng của hoạt động triển khai kênh thanh toán tiền điện qua Ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm phục vụ cho nghiên cứu.

Chƣơng 2 cũng đi vào trình bày nội dung thiết kế thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định lựa chọn dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng của hộ gia đình, các giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra, các phƣơng pháp nghiên cứu từ xác định mẫu, phƣơng pháp điều tra thu thập dữ liệu, phƣơng pháp phỏng vấn, các phƣơng pháp xử lý dữ liệu sẽ đƣợc sử dụng trong luận văn, làm cơ sở vững chắc cho tác giả trong việc thực hiện từng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, xây dựng hƣớng đi rõ ràng cho luận văn của mình.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

Phần này mô tả một vài thông tin cơ bản liên quan đến đối tƣợng đƣợc điều tra nhằm phục vụ nghiên cứu. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là về hoạt động thanh toán tiền điện qua Ngân hàng của hộ gia đình Đà Nẵng. Thông thƣờng việc thanh toán tiền điện của hộ gia đình do một ngƣời (vợ hoặc chồng, hoặc có thể do một ngƣời đại diện gia đình) thực hiện.

Để thu thập đƣợc dữ liệu, tác giả dựa vào danh sách email khách hàng và gửi bảng câu hỏi trực tuyến, số lƣợng đƣợc gửi email là 500 khách hàng, mục tiêu là đạt đƣợc kết quả 385 kết quả khảo sát. Tuy nhiên kết quả cuối cùng thu đƣợc chỉ đạt 342 mẫu, tỷ lệ hồi đáp đạt 83,8% so với mức mong muốn.

Liên quan đến việc phân tích các yếu tố nhân khẩu có ảnh hƣởng đến ý định lựa chọn dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng, tác giả chỉ thu thập thông tin của hai biến đó là Công việc của ngƣời thực hiện nhiệm vụ thanh toán tiền điện trong gia đình và Địa chỉ sinh sống của hộ gia đình đó.

Bảng 3.1. Thống kê công việc của đối tượng được khảo sát

Công việc Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm

Nội trợ 75 21.9

Công nhân 96 28.1

Nhân viên văn phòng 121 35.4

Quản lý 41 12.0

Công việc khác 9 2.6

Tổng 342 100

Do hạn chế về mặt thời gian nên phƣơng pháp chọn mẫu là hoàn toàn phi ngẫu nhiên hay chọn mẫu thuận tiện, chính vì vậy mà đặc điểm công việc của đối tƣợng điều tra thu thập cũng là hoàn toàn phi ngẫu nhiên, đây cũng là một trong những hạn chế của đề tài. Trong 342 khách hàng đại diện cho 342 hộ gia đình đƣợc khảo sát, công việc chính của những ngƣời tham gia khảo sát là nhân viên văn phòng (chiếm 35.4%) trong tổng cơ cấu mẫu điều tra, tiếp đến là công nhân với 28.1%, có 21.9% ngƣời đƣợc khảo sát làm công việc chính là nội trợ, 12% là những ngƣời làm công việc ở các cấp bậc quản lý, còn lại 2.6% làm một số công việc tuy nhiên số lƣợng rất ít nên tác giả không nêu cụ thể (chẳng hạn ngƣời bán hàng, kinh doanh, …)

Bảng 3.2. Thống kê địa điểm sinh sống của các hộ gia đình được khảo sát

Địa điểm sinh sống Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm

Hải Châu 103 30.1 Liên Chiểu 22 6.4 Sơn Trà 47 13.7 Cẩm Lệ 60 17.5 Thanh Khê 75 21.9 Hòa Vang 35 10.2 Tổng 342 100

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 16)

Về địa điểm sinh sống của các hộ gia đình, kết quả khảo sát thu thập đƣợc trải rộng tất cả các quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và Hòa Vang, nhằm đảm bảo tính bao quát của vấn đề nghiên cứu.

Trong 342 ngƣời trả lời, chiếm đa số vẫn là khách hàng sử dụng điện ở khu vực quận Hải Châu (chiếm 30.1%), tiếp đến là quận Thanh Khê (với 21.9%), đây cũng là hai quận trung tâm thành phố nên khả năng tiếp cận khảo sát dễ dàng và thuận tiện hơn.

Khu vực thứ ba là nhóm hộ gia đình sinh sống của khu vực Cẩm Lệ (chiếm 17.5%), Sơn Trà 13.7%, còn lại là một số ở khu vực huyện Hòa Vang 10.2% và quận Liên Chiểu chiếm 6.4%. Hai khu vực này ở xa thành phố hơn nên khả năng tiếp nhận thông tin điều tra cũng hạn chế hơn các khu vực khác.

3.2. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CÁC THUỘC TÍNH

Phƣơng pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo các thuộc tính đƣợc thực hiện thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm khẳng định thang đo (bao gồm các biến quan sát thành phần) có thể đo lƣờng đúng khái niệm cần đo lƣờng. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) [17] thì thang đo đƣợc chấp nhận khi có hệ số Alpha từ 0.6 trở lên. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên.

Các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu dựa vào các thang đo đã đƣợc sử dụng và điều chỉnh tại các thị trƣờng nƣớc ngoài. Đồng thời, qua nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm) cho thấy phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu.

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, các biến độc lập định lƣợng (gọi là các nhân tố) có thể tác động đến ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng bao gồm: Nhận thức tính hữu ích, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan và thói quen tiêu dùng tiền mặt. Bốn nhân tố với tổng 18 biến quan sát đƣợc đƣa vào kiểm tra độ tin cậy thang đo nhằm xác định các nhân tố đo lƣờng đúng khái niệm. Ngoài ra thang đo của khái niệm Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng cũng đƣợc đƣa vào để đánh giá sơ bộ hệ số tin cậy Cronbach Alpha.

3.2.1. Thang đo các nhân tố tác động

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo đƣợc trình bày ở Bảng 3.3. Đối với thang đo Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua Ngân hàng đƣợc

đo lƣờng bởi tám biến quan sát có hệ số Cronbach Alpha là 0.894 cho thấy đây là một thang đo tốt đƣợc sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Đồng thời hệ số tƣơng quan biến tổng của tám biến quan sát (HU1-HU8) thuộc thành phần này đều đảm bảo yêu cầu (từ 0.3 trở lên), nhƣ vậy có thể kết luận nhân tố thứ nhất, thang đo Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua Ngân hàng đảm bảo yêu cầu là một thang đo có độ tin cậy tốt để đo lƣờng.

Bảng 3.3. Hệ số Alpha của thang đo các nhân tố tác động

Biến quan sát

TB thang đo nếu loại biến

P/sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua NH (HU)

HU1 27.3129 18.761 .716 .876 HU2 27.2632 18.980 .680 .879 HU3 27.0614 18.592 .737 .874 HU4 27.2865 19.554 .595 .888 HU5 27.5146 20.808 .511 .894 HU6 27.3304 19.119 .719 .876 HU7 27.1871 18.282 .732 .874 HU8 27.2310 19.117 .683 .879 Cronbach’s Alpha = 0.894

Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua NH (KSHV)

KSHV1 8.0292 2.826 .708 .823

KSHV2 7.9620 2.353 .833 .699

KSHV3 8.0848 2.981 .664 .861

Biến quan sát

TB thang đo nếu loại biến

P/sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Chuẩn chủ quan (CCQ) CCQ1 11.6901 4.649 .739 .805 CCQ2 11.5965 4.617 .750 .800 CCQ3 11.7310 4.637 .716 .814 CCQ4 11.8246 4.843 .614 .858 Cronbach’s Alpha = 0.859

Thói quen tiêu dùng tiền mặt (TQTM)

TQTM1 5.0439 3.966 .766 .849

TQTM2 5.0292 3.899 .781 .835

TQTM3 4.9971 3.745 .787 .830

Cronbach’s Alpha = 0.886

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 16)

Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng gồm ba biến quan sát KSHV1-KSHV3 có hệ số Cronbach Alpha là 0.858 (lớn hơn 0.6) đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy, hệ số tƣơng quan biến tổng tối thiểu là 0.664 (trên 0.3) đạt yêu cầu nên không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi thang đo.

Thang đo Chuẩn chủ quan trong mô hình lý thuyết gồm bốn biến quan sát từ CCQ1-CCQ4 qua kiểm tra độ tin cậy thang đo có hệ số Cronbach Alpha cao (=0.859) nằm trong khoảng 0.7-0.8 theo Trọng và cộng sự (2011) là một thang đo có độ tin cậy tốt, các thành phần quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng cao, đƣợc sử dụng tiếp tục trong các phân tích ở phần sau.

Thang đo Thói quen tiêu dùng tiền mặt có hệ số tin cậy đảm bảo 0.886, ba biến quan sát từ TQTM1-TQTM3 đều có hệ số tƣơng quan biến tổng cao (từ 0.7 trở lên) nên đƣợc xem là thang đo tốt, đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy.

3.2.2. Thang đo Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua Ngân hàng

Tất cả các biến quan sát đo lƣờng thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tƣơng quan biến tổng. Hệ số tƣơng quan biến tổng thấp nhất là 0.6 và hệ số Alpha của thang đo khá cao (0.887); cho thấy thang đo ý định lựa chọn DVTT phù hợp để tiếp tục đo lƣờng trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 3.4. Hệ số Alpha của thang đo Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH

Biến quan sát TB thang đo nếu loại biến

P/sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

YĐ1 11.6871 5.529 .787 .842

YĐ2 11.6608 5.445 .827 .827

YĐ3 11.7281 5.430 .765 .850

YĐ4 11.7047 5.810 .642 .897

Cronbach’s Alpha = 0.887

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 16)

Kết luận: Bốn thành phần thang đo biến độc lập (Nhận thức tính hữu ích của DVTT tiền điện qua NH, Nhận thức kiểm soát hành vi lựa chọn DVTT tiền điện qua NH, Chuẩn chủ quan và Thói quen tiêu dùng tiền mặt) cùng với một thành phần thang đo biến phụ thuộc Ý định lựa chọn DVTT tiền điện qua NH với tổng 22 biến quan sát đƣa vào kiểm tra độ tin cậy thang đo đều có hệ số tƣơng quan biến tổng của từng biến và hệ số Cronbach Alpha chung khá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện của hộ gia đình qua ngân hàng tại đà nẵng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)