MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện của hộ gia đình qua ngân hàng tại đà nẵng (Trang 56 - 58)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

Phần này mô tả một vài thông tin cơ bản liên quan đến đối tƣợng đƣợc điều tra nhằm phục vụ nghiên cứu. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là về hoạt động thanh toán tiền điện qua Ngân hàng của hộ gia đình Đà Nẵng. Thông thƣờng việc thanh toán tiền điện của hộ gia đình do một ngƣời (vợ hoặc chồng, hoặc có thể do một ngƣời đại diện gia đình) thực hiện.

Để thu thập đƣợc dữ liệu, tác giả dựa vào danh sách email khách hàng và gửi bảng câu hỏi trực tuyến, số lƣợng đƣợc gửi email là 500 khách hàng, mục tiêu là đạt đƣợc kết quả 385 kết quả khảo sát. Tuy nhiên kết quả cuối cùng thu đƣợc chỉ đạt 342 mẫu, tỷ lệ hồi đáp đạt 83,8% so với mức mong muốn.

Liên quan đến việc phân tích các yếu tố nhân khẩu có ảnh hƣởng đến ý định lựa chọn dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng, tác giả chỉ thu thập thông tin của hai biến đó là Công việc của ngƣời thực hiện nhiệm vụ thanh toán tiền điện trong gia đình và Địa chỉ sinh sống của hộ gia đình đó.

Bảng 3.1. Thống kê công việc của đối tượng được khảo sát

Công việc Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm

Nội trợ 75 21.9

Công nhân 96 28.1

Nhân viên văn phòng 121 35.4

Quản lý 41 12.0

Công việc khác 9 2.6

Tổng 342 100

Do hạn chế về mặt thời gian nên phƣơng pháp chọn mẫu là hoàn toàn phi ngẫu nhiên hay chọn mẫu thuận tiện, chính vì vậy mà đặc điểm công việc của đối tƣợng điều tra thu thập cũng là hoàn toàn phi ngẫu nhiên, đây cũng là một trong những hạn chế của đề tài. Trong 342 khách hàng đại diện cho 342 hộ gia đình đƣợc khảo sát, công việc chính của những ngƣời tham gia khảo sát là nhân viên văn phòng (chiếm 35.4%) trong tổng cơ cấu mẫu điều tra, tiếp đến là công nhân với 28.1%, có 21.9% ngƣời đƣợc khảo sát làm công việc chính là nội trợ, 12% là những ngƣời làm công việc ở các cấp bậc quản lý, còn lại 2.6% làm một số công việc tuy nhiên số lƣợng rất ít nên tác giả không nêu cụ thể (chẳng hạn ngƣời bán hàng, kinh doanh, …)

Bảng 3.2. Thống kê địa điểm sinh sống của các hộ gia đình được khảo sát

Địa điểm sinh sống Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm

Hải Châu 103 30.1 Liên Chiểu 22 6.4 Sơn Trà 47 13.7 Cẩm Lệ 60 17.5 Thanh Khê 75 21.9 Hòa Vang 35 10.2 Tổng 342 100

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 16)

Về địa điểm sinh sống của các hộ gia đình, kết quả khảo sát thu thập đƣợc trải rộng tất cả các quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và Hòa Vang, nhằm đảm bảo tính bao quát của vấn đề nghiên cứu.

Trong 342 ngƣời trả lời, chiếm đa số vẫn là khách hàng sử dụng điện ở khu vực quận Hải Châu (chiếm 30.1%), tiếp đến là quận Thanh Khê (với 21.9%), đây cũng là hai quận trung tâm thành phố nên khả năng tiếp cận khảo sát dễ dàng và thuận tiện hơn.

Khu vực thứ ba là nhóm hộ gia đình sinh sống của khu vực Cẩm Lệ (chiếm 17.5%), Sơn Trà 13.7%, còn lại là một số ở khu vực huyện Hòa Vang 10.2% và quận Liên Chiểu chiếm 6.4%. Hai khu vực này ở xa thành phố hơn nên khả năng tiếp nhận thông tin điều tra cũng hạn chế hơn các khu vực khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn hình thức thanh toán tiền điện của hộ gia đình qua ngân hàng tại đà nẵng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)