Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tiền gửi của ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 66)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục đích của phân tích nhân tố là nhằm thu nhỏ và gom các biến đạt đƣợc giá trị hội tụ của các biến quan sát đo lƣờng cho khái niệm nghiên cứu và giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu của biến độc lập; hình thành các nhân tố đại điện cho từng khái niệm phục vụ cho phân tích hồi quy đa biến, kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Tiêu chuẩn áp dụng phân tích nhân tố:

- Kiểm định “KMO and Bartlett’s Test: nhằm kiểm định sự phù hợp của dữ liệu (mẫu và các biến quan sát đầu vào có tƣơng quan phù hợp) cho phân tích nhân tố khám phá EFA (KMO ≥ 0.50, và Sig. < 0.05) (Trọng và Ngọc, 2008).

- Hệ số tải nhân tố chính lớn hơn 0.5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn và đảm bảm độ hội tụ của biến quan sát lên nhân tố đo lƣờng. Phƣơng sai trích phải đạt từ 50% trở lên, hệ số Eigenvalues phải lớn hơn 1 (Trọng và Ngọc, 2008).

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Trọng và Ngọc, 2008)

a. Phân tích nhân tố khám phá thang đo các thành phần sự hài lòng đối với dịch vụ tiền gửi.

Phân tích nhân tố khám phá 25 biến quan sát của 6 biến độc lập: Phƣơng tiện hữu hình, Sự tin cậy, Khả năng đáp ứng, Sự đảm bảo, Sự cảm thông, Giá cả.

- Kết quả phân tích nhân tố lần thứ 1

Bảng 3.1. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test lần 1

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .861

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1778.692

df 300

Sig. .000

(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)

Hệ số KMO = 0.861 thỏa điều kiện (> 0.5) nên dữ liệu đảm bảo đủ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Bartlett's Test có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000 < 0.05) nên các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 3.2. Tổng phương sai trích

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 6.958 27.832 27.832 6.958 27.832 27.832 3.438 13.752 13.752 2 2.475 9.898 37.730 2.475 9.898 37.730 2.668 10.672 24.424 3 1.751 7.006 44.736 1.751 7.006 44.736 2.435 9.738 34.162 4 1.445 5.781 50.517 1.445 5.781 50.517 2.330 9.319 43.481 5 1.197 4.787 55.305 1.197 4.787 55.305 2.309 9.235 52.717 6 1.042 4.167 59.471 1.042 4.167 59.471 1.689 6.755 59.471 7 … … … 25 .250 1.001 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, kết quả phân tích rút trích đƣợc 6 nhân tố mới từ 25 biến quan sát ban đầu và tổng phƣơng sai trích là 59.471% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Dựa trên phân tích của bảng ma trận

xoay nhân tố (bảng số 1, phụ lục 5), biến PTHH4 bị loại do có hệ số tải nhân tố không đạt yêu cầu (< 0.5). Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ 2 đƣợc thực hiện với việc loại biến PTHH4 ra khỏi thang đo.

- Kết quả phân tích nhân tố lần thứ 2

Bảng 3.3. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test lần 2

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .859

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1718.163

df 276

Sig. .000

(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS) Hệ số KMO = 0.859 thỏa điều kiện (> 0.5) nên dữ liệu phù hợp phân tích nhân tố EFA. Bartlett's Test có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

Phân tích nhân tố rút trích đƣợc 6 nhân tố từ 24 biến quan sát với tổng phƣơng sai trích là 60.668% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (bảng số 2, phụ lục 5). Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0.5 đạt yêu cầu.

Bảng 3.4. Ma trận xoay nhân tố (lần 2)

Rotated Component Matrixa

Component 1 2 3 4 5 6 DU4 .734 DU1 .699 DU3 .660 DU2 .629 DB3 .547 DB4 .516 TC3 .716 TC4 .680 TC2 .644 TC5 .610

Rotated Component Matrixa TC1 .549 GIA1 .847 GIA3 .832 GIA2 .815 CT4 .812 CT3 .705 CT2 .668 CT1 .610 PTHH1 .738 PTHH2 .707 PTHH5 .691 PTHH3 .626 DB2 .775 DB1 .649

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)

Dựa trên kết quả của bảng ma trận xoay nhân tố tại bảng 3.4, kết quả có tổng cộng 6 nhân đƣợc rút trích từ 24 biến quan sát, 24 biến quan sát này đƣợc nhóm lại thành 6 nhân tố bằng lệnh Transform/Compute Variable trong phần mềm SPSS nhƣ sau:

- Nhân tố thứ 1 gồm 4 biến quan sát (PTHH1, PTHH2, PTHH3, PTHH5) và đƣợc đặt tên là Phƣơng tiện hữu hình, ký hiệu là PTHH.

- Nhân tố thứ 2 gồm 5 biến quan sát (TC1, TC2, TC3, TC4, TC5) và đƣợc đặt tên là Sự tin cậy, ký hiệu là TC.

- Nhân tố thứ 3 gồm 6 biến quan sát (DU1, DU2, DU3, DU4, DB3, DB4) và đƣợc đặt tên là Khả năng đáp ứng, ký hiệu là DU.

- Nhân tố thứ 4 gồm 2 biến quan sát (DB1, DB2) và đƣợc đặt tên là Sự đảm bảo, ký hiệu là DB.

- Nhân tố thứ 6 gồm 3 biến quan sát (GIA1, GIA2, GIA3) và đƣợc đặt tên là Giá cả, ký hiệu là GIA.

b. Phân tích nhân tố khám phá thang đo sự hài lòng đối với dịch vụ tiền gửi

Bảng 3.5. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .707

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 200.958

df 3

Sig. .000

(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS)

Hệ số KMO = 0.707 thỏa điều kiện (> 0.5) nên dữ liệu phù hợp phân tích nhân tố EFA. Bartlett's Test có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 3.6. Tổng phương sai trích

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.177 72.578 72.578 2.177 72.578 72.578 2 .470 15.668 88.246 3 .353 11.754 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Tại các mức giá trị Eigenvalues = 2.177 (bảng 3.6), phân tích đã rút trích đƣợc 1 nhân tố từ 3 biến quan sát với phƣơng sai trích là 72.578% (> 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (bảng số 3, phụ lục 5), lệnh Transform/Compute Variable đƣợc sử dụng để nhóm 3 biến đạt yêu cầu (HL1, HL2, HL3) và đƣợc đặt tên là Sự hài lòng, ký hiệu là HL.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tiền gửi của ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)