6. Bố cục của đề tài
2.2.1. Tình hình huy động tiền gửi hiện nay
Nguồn vốn huy động tiền gửi của Agribank - CN tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua luôn có sự tăng trƣởng khá cao về quy mô, đã giúp cho ngân hàng chủ động trong hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác.
Bảng 2.1. Tình hình tổng nguồn tiền gửi của Agribank - CN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng nguồn tiền gửi 4,672,370 5,021,032 5,554,123
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2012 - 2014)
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014, tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm toàn chi nhánh đạt 5,082,508 triệu đồng. Ngân hàng đã duy trì tốc độ tăng trƣởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng chƣa cao so với quy mô của ngân hàng, cụ thể: nguồn tiền gửi năm 2013 tăng 7.46% so với năm 2012, năm 2014 tăng 10.6% so với năm 2013. Để có thể nhìn nhận tổng quát hơn, trƣớc hết cần tìm hiểu về nguồn tiền gửi của ngân hàng đƣợc phân theo từng tiêu chí cụ thể.
a. Cơ cấu tiền gửi phân theo thành phần kinh tế
Xác định cơ cấu tiền gửi sẽ giúp các nhà quản lý nắm đƣợc đối tƣợng đem lại nguồn vốn lớn nhất, từ đó tập trung phát huy hiệu quả cũng nhƣ đề ra các chính sách thu hút nguồn vốn từ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Bảng 2.2. Tình hình nguồn tiền gửi phân theo đối tượng huy động của Agribank - CN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Tiền gửi dân cƣ Tiền gửi TCKT Tiền gửi TCTD Tiền gửi KB Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2012 3,593,641 76.91% 447,145 9.57% 2,146 0.05% 629,438 13.47% 2013 4,183,488 83.3% 482,718 9.61% 4,387 0.09% 350,439 7% 2014 4,944,538 89% 404,299 7.3% 4,810 0.09% 200,476 3.61%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2012 - 2014)
Qua bảng 2.1, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn tiền gửi từ thành phần dân cƣ, chiếm trên 70% tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng dƣới 10% trong tổng nguồn vốn huy động, chỉ còn 7.3% năm 2014. Đối với thành phần tiền gửi kho bạc chỉ riêng năm 2012 chiểm tỷ trọng 13.6%, sang các năm tiếp theo giảm khá nhiều chỉ còn 3.61% năm 2014.
b. Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn
Bảng 2.3.Tình hình nguồn tiền gửi phân theo kỳ hạn của Agribank - CN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi có kỳ hạn 3,630,320 77.7% 4,021,578 80% 4,881,522 88% Dƣới 12 tháng 3,267,419 70% 3,454,880 65.2% 3,958,091 71% Trên 12 tháng 362,901 7.7% 746,698 14.8% 923,431 17%
Tiền gửi không
kỳ hạn 1,042,050 22.3% 819,454 20% 672,606 12% Tổng cộng 4,672,370 100% 5,021,032 100% 5,554,123 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2012 - 2014)
Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn không kỳ hạn, chiếm trên 75% so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy Agribank - CN tỉnh Quảng Ngãi có một cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn hợp lý, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể đảm bảo an toàn và cân đối các nguồn vốn đầu tƣ, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận. Trong giai đoạn 2012 - 2014, nguồn tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các năm, đạt mức 4,881,522 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 88% tổng nguồn tiền gửi. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao so với kỳ hạn trên 12 tháng, tuy nhiên nguồn tiền gửi trên 12 tháng có xu hƣớng gia tăng qua các năm, đạt mức 923,431 triệu đồng, chiếm 17% tổng nguồn tiền gửi.