6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Những vấn đề chung về quản lý thuế
a. Khái niệm quản lý thuế
Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của CQT nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật về thuế.
Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống KTXH. Chính sách thuế thƣờng đƣợc thiết kế nhằm thực hiện những chức năng cao cả của thuế nhƣ điều tiết kinh tế vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trƣởng của đất nƣớc hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ trở thành hiện thực nếu QLT thực hiện điều hành, giám sát tốt để ai là NNT thì phải nộp thuế và NNT phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn số thuế phải nộp vào NSNN. Vì vậy, có thể khẳng định QLT có vai trò quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế.
b. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế
Thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế.
Chính sách thuế là công cụ thực sự có hiệu lực quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế hoạt động có hiệu quả là chủ trƣơng giải phóng mọi
tiềm năng sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy tổ chức sắp xếp lại SXKD nâng cao chất lƣợng kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mục tiêu hoạt động của DN là lợi nhuận, do đó, các DN thƣờng dùng nhiều thủ đoạn, tiểu xảo để trốn thuế hoặc “lách luật”. Vì vậy đòi hỏi các CQT phải tăng cƣờng quản lý thu thuế đối với các DN để phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế, ngăn ngừa biểu hiện tiêu cực trong việc chấp hành pháp luật thuế.