Chiến lƣợc phát triển Ngành Hải quan đến năm 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 93 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Chiến lƣợc phát triển Ngành Hải quan đến năm 2020

a. Quan điểm

Chiến lƣợc phát triển Hải quan Lào đến năm 2020 đƣợc quán triệt theo các quan điểm sau:

tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hƣớng phát triển KTXH của đất nƣớc và chƣơng trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Lào là thành viên.

Thứ hai, tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại đồng thời tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về Hải quan theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tƣ để hiện đại hóa Hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Lào. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.

Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phƣơng mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng DN và nhân dân.

b. Mục tiêu chiến lược Về mục tiêu tổng quát:

- Xây dựng Hải quan Lào hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục Hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phƣơng thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

- Xây dựng lực lƣợng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thƣơng mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Về mục tiêu chủ yếu:

hƣớng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trƣơng về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục Hải quan, chế độ quản lý Hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan Hải quan tƣơng xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật Hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Về công tác nghiệp vụ Hải quan: phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý Hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục Hải quan chủ yếu đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trƣớc khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phƣơng thức điện tử; thực hiện cơ chế DN ƣu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ Hải quan. Từ năm 2012, từng bƣớc xử lý dữ liệu thông quan tập trung tại cấp Cục Hải quan; thực hiện cơ chế một cửa Hải quan quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN.

Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nƣớc trong khu vực. Đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế, đảm bảo lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập. Đảm bảo nguồn thu của NSNN.

Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lƣợng công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng, chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua biên giới. Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong

công tác phòng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác Hải quan về kiểm soát chung. Thực hiện việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả, dựa trên phƣơng pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ đƣợc chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh.

- Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH và tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc, góp phần giữ gìn an ninh, an toàn quốc gia. Xây dựng lực lƣợng Hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trƣờng, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin Hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ Hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao và quản lý theo hƣớng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN.

Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của số liệu thống kê nhà nƣớc về Hải quan làm cơ sở cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình XK, NK và các hoạt động khác phục vụ kịp thời cho công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành về các chính sách kinh tế, thƣơng mại và thuế của các cơ quan nhà nƣớc.

Một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện:

- Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử đây đến 2018 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan tại các địa bàn trọng điểm (cảng hàng không, cửa khẩu đƣờng bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình Hải quan cơ bản, 70% kim ngạch XNK, 60% DN thực hiện thủ tục Hải quan điện tử.

Đến 2020 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình Hải quan cơ bản, 90% kim ngạch XNK, 80% DN thực hiện thủ tục Hải quan điện tử.

- Thời gian thông quan hàng hóa đến 2015 bằng với mức trung bình của các nƣớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến 2020 phấn đấu bằng với mức của các nƣớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.

- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2018 là dƣới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dƣới 7%.

- Tỷ lệ các giấy phép XNK thực hiện trong cơ chế một cửa Hải quan quốc gia đến 2018 là 50% và đến 2020 là 90%.

- Tập trung hóa xử lý dữ liệu điện tử của hệ thống thông quan Hải quan vào năm 2018.

3.1.4. Phƣơng hƣớng quản lý thuế XNK trên địa bàn tỉnh Attapeu

a. Quản lý thuế XNK gắn liền với cải cách, hiện đại hóa Ngành Hải quan nói chung

Quản lý thuế XNK đƣợc biết là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của Ngành Hải quan. Việc đổi mới quản lý thuế XNK phải căn cứ vào những quy trình, quy định và hệ thống mới của Ngành. Từ đó, việc điều chỉnh bộ máy, cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ... cần phải phù hợp với hệ thống mới của Ngành Hải quan. Một số mục tiêu cải cách, hiện đại hóa Hải quan nói

chung đƣợc đặt ra trong thời gian tới nhƣ sau:

- Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về Hải quan, công tác quản lý thuế XNK luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NKHQ, NNT trong hoạt động XNK trên địa bàn.

- Thực hiện tốt công tác giám sát quản lý Hải quan, giải quyết kịp thời vƣớng mắc, thông quan nhanh chóng hàng hóa XNK.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hải quan, pháp luật thuế XNK; hỗ trợ cho ngƣời khai Hải quan, ngƣời nộp thuế phục vụ tốt cho đầu tƣ tại địa bàn phát triển.

- Tăng cƣờng công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, kiểm soát địa bàn, đối tƣợng trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm; nâng cao chất lƣợng công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, QLRR và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế.

- Đẩy mạnh và triển khai các biện pháp nhằm xây dựng lực lƣợng Hải quan trong sạch vững mạnh. Thực hiện tốt công tác TCCB đạt hiệu quả cao, môi trƣờng làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên nghiệp. Chất lƣợng CBCC luôn đƣợc nâng cao về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức lối sống và phƣơng pháp làm việc.

- Phát triển hệ thống CNTT, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan Hải quan; hệ thống quy trình nghiệp vụ thống nhất có tính liên kết, tự động hoá cao.

b. Quản lý thuế XNK theo hướng hiện đại hóa

Hiện đại hóa Hải quan nói chung và quản lý thuế XNK nói riêng luôn là mục tiêu hàng đầu của ngành Hải quan. Để thực hiện đƣợc hiện đại hóa cần tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu: Từ công tác tổ chức bộ máy và

cán bộ; các chức năng quản lý thuế nhƣ: tuyên truyền hỗ trợ cung cấp thông tin NKHQ, NNT; quản lý khai báo Hải quan, khai thuế, quản lý nợ thuế, công tác thanh tra, kiểm tra...

Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ: đẩy mạnh và triển khai các biện pháp nhằm xây dựng lực lƣợng Hải quan trong sạch vững mạnh; thực hiện tốt công tác TCCB theo hƣớng hiện đại: bộ máy quản lý thuế cần đƣợc đổi mới theo hƣớng tinh gọn và hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình quản lý. Đội ngũ cán bộ cần đƣợc đào tạo theo hƣớng tinh thông nghiệp vụ, giỏi về tin học, có đạo đức nghề nghiệp; có nhƣ vậy, mới có thể hƣớng dẫn đƣợc cho đối tƣợng, phát hiện kịp thời những sai sót. Ngoài ra, cán bộ công chức cần phải tiếp cận đƣợc những công nghệ hiện đại mà trƣớc hết là công nghệ thông tin.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quy trình quản lý thuế XNK từ khâu tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho NKHQ, NNT; xử lý tờ khai, khai thuế, kế toán thuế; quản lý thông tin NNT; thanh tra, kiểm tra; quản lý nợ thuế...

c. Quản lý thuế XNK theo hướng tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước

Quản lý thuế XNK phải theo hƣớng tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, nhằm phát huy tối đa vai trò của công cụ thuế trong quản lý Hải quan, quản lý thuế XNK, đảm bảo cho sự phát triển KTXH trong giai đoạn hiện nay. Để đạt đƣợc điều đó, Cục Hải quan Tỉnh Attapeu cần quán triệt các nội dung sau:

Thứ nhất, Công tác quản lý thuế cần đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng vững chắc của hệ thống các biện pháp nghiệp vụ; đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể của các nghiệp vụ hải quan theo hƣớng tự động hóa; lấy thông tin là cốt lõi cho việc tiến hành các thủ tục hải quan, làm căn cứ cho việc quyết định

kiểm tra, giám sát, hải quan; đồng thời hình thành hệ thống các phân lớp đảm bảo cho việc chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn trƣớc đối với các nguy cơ vi phạm pháp luật.

Thứ hai, Kiện toàn hệ thống quản lý thuế theo hƣớng chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và năng lực trình độ của cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ ba, Phát triển hệ thống thông tin hải quan và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Thứ tư, Tăng cƣờng phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, phân tích dự báo để kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan; xác định các đối tƣợng có nguy cơ vi phạm để áp dụng các biện pháp kiểm ra, giám sát, kiểm soát phù hợp, kịp thời và hiệu quả.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ XNK TẠI TỈNH ATTAPEU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)