Tình hình phát triển kinh tế xã hội Attapeu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 45 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Attapeu

a. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Attapeu, là một trong 04tỉnh của Nam Lào, tỉnh Attapeu nằm giữa tỉnh Sekong và tỉnh Champasacsk. Attapeu có diện tích tự nhiên 10.320 km2, phía Bắc giáp với tỉnh Sekong, phía Tây giáp với tỉnh Champasak, phía Đông giáp với tỉnh Kon Tum, nƣớc CHXHCN Việt Nam và phía Nam giáp với một tỉnh của Cămpuchia. Hiện tại Attapeu gồm có 5 huyện trực thuộc nhƣ Huyện Saysetha, huyện Samakkhixay, huyện Sanamxay, huyện Sanxay và huyện Phouvong. Năm 2015 dân số hơn 140 nghìn ngƣời, sống chủ yếu ở vùng nông thôn;

Tỉnh Attapeu hiện tại là khu vực Tam giác Phát triển Kinh tế giữa Lào - Việt Nam - Cămphuchia. Hệ thống giao thông của tỉnh gồm: 18B; 18A ...có cửa khẩu Quốc tế Phoukeua - Bờ Y (Kon Tum), nối quốc lộ 40 (Việt Nam), đƣờng Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), đƣờng 19 ra cảng Bình Định, đƣờng 24 ra cảng Quảng Ngãi.

Bản đồ nước CHDCHD Lào và tỉnh Attapeu

Hình 2.1. Bản đồ nước Lào và bản đồ tỉnh Attapeu (Màu đỏ)

Tỉnh Attapeu đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều tài nguyên khoáng sản (than đá, đồng, vàng, bôxit…) đất đai rộng chƣa khai thác và có nhiều tiềm năng về kinh tế (thủy điện, trồng cây công nghiệp lâu năm…), có nhiều

điểm du lịch văn hóa và thắng cảnh tự nhiên. Thêm vào đó, ngành hóa chất, đồ gỗ, chế biến thực phẩm và sản xuất vải truyền thống là những cơ sở sản xuất tƣơng đối vững chắc của tỉnh.

Khí hậu tỉnh Attapeu cũng giống nhƣ các địa phƣơng khác thuộc miền Nam Lào, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa tƣơng đối điều hòa là điều kiện tốt cho việc phát triển nông nghiệp nhƣ trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuối gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản... Thời tiết tại tỉnh Attapeu có 2 mùa nhƣ mùa mƣa và mùa hè. Địa bàn tỉnh Attapeu rất ít bị ảnh hƣởng do bão, lũ lụt rất thuận tiện cho việc đầu tƣ nhằm phát triển kinh tế.

b. Đặc điểm về xã hội

Attapeu là một tỉnh nhỏ nằm ở miền Nam Lào, đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Attapeu là 140.155 ngƣời, chiếm 2,7% dân số cả nƣớc. Dân số sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn; dân số ở thành thị chiếm 40% còn 60% là dân số tập trung ở nông thôn. Tốc độ tăng dân số hàng năm là 2,5%. Toàn tỉnh Attapeu gồm có 2 dân tộc lớn nhƣ: Mon-Kher và Lào cùng sinh sống, trong đó, các dân tộc sử dụng tiếng Mon-Kherme chiếm 85% gồm có: dân tộc Ta Rieng, Ya hơn, Yuan... và còn lại 25% là dân độc Lào (Kinh).

Cơ cấu dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi có 78.424 ngƣời, chiếm tỷ lệ 55,9% là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công tác quản thuế nói riêng. Dân số trong độ tuổi 0-14 tuổi (trẻ em) có 53.470 ngƣời; chiếm tỷ lệ 38,150%; dân số độ tuổi >65 tuổi có 8.257 ngƣời, chiếm tỷ lệ 5,89%. Dân số nữ có 46.625 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,85% của tổng dân số toàn tỉnh.

Dân cƣ phân bố không đồng đều ở các huyện, xa; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Dân số phân chia theo huyện thuộc tỉnh Attapeu giai đoạn năm 2011-2015 Đơn vị tính: người TT ĐƠN VỊ Năm 2011 2012 2013 2014 2015 1 Huyện Samakhixay 33.458 33.582 33.872 34.025 35.150 2 Huyện Sanamxay 28.779 28.860 28.951 29.750 31.058 3 Huyện Xanxay 23.795 23.920 24.625 24.995 25.225 4 Huyện Xaysettha 28.135 28.290 28.812 28.980 29.151 5 Huyện Phu vong 17.792 17.930 18.594 18.839 19.571 6 TỔNG SỐ 131.959 132.582 134.854 136.589 140.155

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Attapeu)

Qua bảng số liệu 2.1 trên cho thấy tổng dân số tỉnh Attapeu đã không ngừng tăng lên qua các năm; năm 2011 tổng dân số của chỉ có 131 ngàn ngƣời, đến năm 2015 tổng số lƣợng dân số tỉnh đã tăng lên thành 140 ngàn ngƣời. So với 05 huyện thuộc tỉnh Attapeu thì huyện Xamakhixay có số lƣợng dân số đông nhất và tăng dần qua các năm; năm 2011 là 33.458 ngƣời, đênam năm 2015 dân số đã tăng lên thành 35.150 ngƣời. Ngƣợc lại, huyện mà có tỉ lệ dân số ít nhất là thuộc huyện Phu Vong với số lƣợng dân số năm 2011 là 17.792 ngƣời và đến năm 2015 là 19.571 ngƣời.

Bảng 2.2. Mật độ dân số phân chia theo huyện thuộc tỉnh Attapeu giai đoạn năm 2011-2015. Đơn vị tính: người/km2 T T ĐƠN VỊ Năm 2011 2012 2013 2014 2015 1 Huyện Samakhixay 334 335 338 340 351 2 Huyện Sanamxay 219 219 220 226 236 3 Huyện Xanxay 78 79 81 82 83 4 Huyện Xaysettha 90 90 92 92 93

5 Huyện Phu vong 105 105 109 111 115

6 TỔNG SỐ 825 829 840 851 878

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Attapeu)

Mật độ dân cƣ trong tỉnh bình quân khoảng 844,4ngƣời/km2 và phân bổ không đồng đều. Mật độ dân số dày đặc ở trung tâm tỉnh, các huyện nằm trong trung tâm thành phố và các huyện có kinh tế phát triển nhƣ Samakhixay, Sanamxay và Xaysettha. Mật độ dân cƣ thƣa thớt tại các huyện vùng miền núi cao, đồng bào dân tộc sử dụng tiếng Mon-Khmer nhƣ huyện Xanxay và huyện Phu Vong. Mật độ dân cƣ nhƣ đẫ nêu trên cũng phần nào hỗ trợ các cấp quản lý trong tỉnh xác định đƣợc trọng tâm quản lý kinh tế nói chung và quản lý thuế của tỉnh Attapeu nói riêng.

Với dân số từ năm 2011-2015 giao động trong khoảng 130-140 ngành ngƣời thì tỉnh có số dân trong độ tuổi lao động trong khoảng 77-78 ngành ngƣời và phân bổ chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Attapeu

Đơn vị tính: người

TT Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Nông-lâm- ngƣ nghiệp 63.682 60.805 58.821 57.685 57.303 2 Công nghiệp - xây dựng 5.836 7.945 8.743 9.492 10.520 3 Dịch vụ 7.712 8.588 9.948 10.473 10.601 4 Tổng cộng 77.230 77.338 77.512 77.650 78.424

(Nguồn: NGTK, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Attapeu)

Qua bảng số liệu 2.3 trên cho thấy tổng số lƣợng lao động trong ngành kinh tế của tỉnh đã có xu hứong tăng dần qua các năm từ năm 2011 là 77.230 ngƣời, đến năm 2015 đã tăng lên thành 78.424 ngƣời. Trong đó, ngành công nghiệp-xây dựng và ngành Dịch vụ đều đã tăng nhanh đáng kể: Ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011 chỉ có lao động là 5.836 ngƣời nhƣng đến năm 2015 số lƣợng lao động đã tăng lên thành 10.520 ngƣời và ngành dịch vụ cung nhƣ vậy; năm 2011 số lƣợng lao động chỉ lả 7.712 ngƣời, nhƣng đến năm 2015 đã tăng lên thành 10.601 ngƣời. Ngƣợc lại, ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp lại có xu hƣớng giảm dần.

c. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Nền kinh tế đã đổi mới độc phá so với đầu năm và 5 năm trƣớc, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 13,82%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời đã tăng lên từ 614 USD/ngƣời năm 2010, lên thành 1.770 USD/1ngƣời năm 2015, so với năm 2010 đã tăng lên 1.156USD/ngƣời. Cơ cấu kinh tế đã từng bƣớc đổi mới theo hƣớng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa và dịch vụ, các cơ sở đơn vị kinh doanh đã tƣờng bƣớc phát triển, cả trong thành thị và và nông thôn.

Với đặc điểm trên 85% là vùng nông thôn chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, để đổi mới nên kinh tế, Tỉnh đã luôn quan tâm đầu tƣ

các cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hƣớng, chiến lƣợc đã nêu ra. Với sự đổi mới đó nền kinh tế của tỉnh đã từng bƣớc phát triển về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, từ đó đời sống nhân dân ngày càng đƣợc ổn định, cơ sở hạ tầng cả về ở khu vực trong thành phổ cũng nhƣ cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn đều đã không ngừng tăng lên, cơ cấu kinh tế công nghiệp ngoài quốc doanh (Việt Nam, Thái Lan...) tiếp tục củng cố và phát triển. Chính từ những điều kiện thuận lợi và con đƣờng chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đã nêu trên đã làm tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 43,61 triệu USD, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp là cao nhất với giá trị là 20,02 triệu USD, cao thứ hai là khu vực Thƣơng mại - dịch vụ đạt 13,56 triệu USD và còn lại là khu vực Công nghiệp - xây dựng đạt 10,03 triệu USD. Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 đến 2015 là 11,3%, đây là mức tăng trƣởng khá cao, trong đó nông nghiệp tăng 7,7%, công nghiệp, xây dựng tăng 8%, dịch vụ tăng 15,3%.

Khu vực nông nghiệp tăng trƣởng trong giai đoạn năm 2011-2015 đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trƣởng chung của nền kinh tế của tỉnh. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng và hình sau.

Bảng 2.4. Tổng GTSX của tỉnh Attapeu giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu USD

TT Khu vực Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GTSX 31,26 34,79 38,26 41,43 43,61 1 NN, LN, TS 15,62 16,74 18,03 19,24 13,56 2 CN-XD 6,58 8,01 8,65 9,37 10,03 3 TM-DV 9,06 10,04 11,58 12,43 13,56

Để thấy rõ hơn về giá trị sản xuất của tỉnh Attapeu giai đoạn 2011- 2015, ta quan sát hình sau:

Hình2.2. Biểu đồ tổng GTSX của tỉnh Attapeu

Từ bảng số 2.4 và hình 2.2 trên, ta có thể thấy tổng giá trị sản xuất của tỉnh Attapeu đã không ngừng tăng trƣởng và đã tăng lên quan các năm nhƣ: Năm 2011 tổng giá trị sản xuất của tỉnh gồm có 31.260.000 USD, đến năm 2015 tổng GTSX của tỉnh đã tăng lên thành 43.610.000 USD. Trong đó, giá trị sản xuất từ khu vực ngành nông lâm nghiệp chiếm số lƣợng nhiều nhất và tăng dân qua các năm từ năm 2011-2014 nhƣng đến năm 2015 lại có xu hƣớng giảm xuống nhƣ: năm 2011 GTSX là 15.620.000 USD và năm 2014 là 19.240.000 USD, nhƣng đến năm 2015 GTSX ngành này đã giảm xuống còn 13.560.000 USD. Khu vực có GTSX cao thứ 2 sau khu vực Nông, lâm nghiệp là khu vực Thƣơng mại - dịch vụ và khu vực này đã có xu hƣớng tăng dần qua các năm nhƣ: Năm 2011 GTSX ngành TM-DV chỉ có 9.060.000 USD và tiếp tục tăng lên đến năm 2015 đã tăng lên thành 13.560.000 USD. Điều này cho thấy nền kinh tế của tỉnh Attapeu đã có xu hƣớng ngày tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, nhất là linh vực Thƣơng mại dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hƣớng tích cực, tỷ trọng giá trị 0 10 20 30 40 50 2011 2012 2013 2014 2015

Đơn vị tính: triệu USD

nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, còn giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng và thƣơng mai - dịch vụ lại có xu hƣớng tăng dần. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 Nông nghiệp đã giảm từ 49,97% xuống còn 45,61%; trong khí đó, công nghiệp - xây dựng đã tăng lên từ 21,05% năm 2011 lên thành 23,58% năm 2015 và Thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 28,98% năm 2011 lên thành 30,81% năm 2015.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tỉnh Attapeu trong những năm gần đây đã chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ giảm tỷ trọng về nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành CN-XD và thƣơng mại - dịch vụ. Đƣợc thể hiện qua bảng và hình sau.

Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Attapeu giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: % TT Khu vực Nam 2011 2012 2013 2014 2015 1 NN, LN, TS 49,97 48,12 47,12 46,25 45561 2 CN-XD 21,05 23,02 22,60 23,04 23,58 3 TM-DV 28,98 28,86 30,28 30,71 30,81

0 10 20 30 40 50 60 2011 2012 2013 2014 2015 Đơn vị tính: % CN-XD TM-DV NN Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Attapeu giai đoạn 2011-2015

Sự chuyển dịch cơ cấu có đƣợc trong thời gian qua một phần là do sự tăng lên của các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế liên quan đến cung cấp dịch vụ và thƣơng mại. Chính sự tăng này đã đem nguồn thu cũng nhƣ giải quyết việc làm trong ngành dịch vụ. Nhƣng nguyên nhân chủ yếu làm nên sự gia tăng đó là do chính quyền địa phƣơng nhắm trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 năm này là phát triển dịch vụ bên cạnh việc phát triển bền vững nông nghiệp. Chính vì điều đó các chính sách khuyến khích đầu tƣ, các chính sách ƣu đãi vay, hay các chính sách về đào tạo nghề của nhà nƣớc đƣợc tập trung lên khu vực kinh tế dịch vụ nên đã dẫn đến việc gia tăng khá mạnh về mặt số lƣợng của các doanh nghiệp ở khu vực dịch vụ, đƣợc thể hiện ở bảng tổng hợp số doanh nghiệp theo ngành kinh tế sau.

Bảng 2.6. Số lượng doanh nghiệp qua các năm phân chia theo ngành. Đơn vị tính: DN TT Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 1 Ngành thƣơng mại - dịch vụ 98 120 135 150 185 2 Ngành công nghiệp 4 4 3 7 10 3 Ngành xây dựng 30 30 28 32 35 4 Tổng cộng 132 154 166 189 230

(Nguồn: Niên giám Tống kê tỉnh Attapeu)

Qua bảng số liệu 2.6 trên cho thấy, tổng số lƣợng doanh nghiệp qua các năm phân theo ngành đã có xƣ hƣớng tăng dần, năm 2011 có 132 doanh nghiệp và đến năm 2015 đã tăng lên thành 230 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp ngành Thƣơng mại-dịch vụ là chiếm tỉ lệ cao nhất; thể hiện cho thấy năm 2011chỉ là 98 doanh nghiệp, đến năm 2015 đã tăng lên thành 185 doanh nghiệp. Doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao thƣ hai là lĩnh vực ngành xây dựng và chiếm số lƣợng doanh nghiệp ít nhất ngành Công nghiệp nhƣng đã có xu hƣớng tăng dần với số lƣợng doanh nghiệp qua các năm nhƣ: năm 2011 chỉ 4 doanh nghiệp và đến năm 2015 số lƣợng doanh nghiệp ngành này đã tăng lên thành 10 doanh nghiệp. Điều này thể hiện đúng đƣơng lối, chính sách bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc Lào nói chung, của tỉnh Attapeu nói riêng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)