Bảo vệ thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 44 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU TRONG

1.2.6. Bảo vệ thƣơng hiệu

Thƣơng hiệu là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Để xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, sự đầu tƣ về tài chính, sự kiên trì và cả sự may mắn. Khi đã có đƣợc thƣơng hiệu mạnh thì khoản lợi nhuận từ nó mang lại là vô cùng lớn thông qua việc doanh nghiệp đạt đƣợc doanh thu cao hơn, nhờ sự trung thành của khách hàng và thị phần lớn; duy trì đƣợc giá bán cao hơn; thuận lợi trong việc mở rộng thị trƣờng.

Đăng ký bảo hộ các yếu tố thƣơng hiệu (sau đây gọi tắt là đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu), là việc xác lập quyền đƣợc pháp luật bảo hộ khi bị xâm phạm đối với các yếu tố thƣơng hiệu. Với rất nhiều chi phí bỏ ra để xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu mạnh, cộng với khoản lợi nhuận phong phú do thƣơng hiệu mạnh mang lại thì doanh nghiệp cần phải xác định thƣơng hiệu là tài sản và là tài sản lớn nhất của mình. Để xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản thƣơng hiệu, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu để tránh những hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với thƣơng hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam và quốc tế

Xuất phát từ việc bảo hộ thƣơng hiệu mang tính lãnh thổ, nên quyền bảo hộ chỉ đƣợc công nhận tại những quốc gia mà chủ sở hữu thƣơng hiệu đã tiến hành đăng ký xác lập. Quyền đƣợc bảo hộ cũng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, vì thế doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục gia hạn.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam

Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam áp dụng nguyên tắc dành ƣu tiên cho ngƣời nộp đơn trƣớc (First to File). Chi phí cho việc đăng ký tại Việt Nam khá thấp do vậy các doanh nghiệp cần nộp đơn đăng ký thƣơng hiệu để dành quyền ƣu tiên sớm trƣớc khi tung sản phẩm ra thị trƣờng. Cần tránh tình trạng doanh nghiệp đã in nhãn hiệu lên sản phẩm, bao bì, hoặc đã thực hiện truyền thông tốn kém rồi mới phát hiện nhãn hiệu của mình khơng đƣợc bảo hộ vì trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu của ngƣời khác đã đƣợc bảo hộ hoặc đã nộp đơn trƣớc.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài

Đối với thị trƣờng nƣớc ngồi, do chi phí cho việc đăng ký khá lớn, doanh nghiệp cần cân nhắc khả năng thâm nhập vào từng thị trƣờng cụ thể để quyết định có nên đăng ký nhãn hiệu hay khơng. Việc đăng ký nhãn hiệu ra nƣớc ngồi tùy thuộc vào tiềm lực, kế hoạch triển khai của từng doanh nghiệp và thị trƣờng cụ thể.

Có hai cách để doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký thƣơng hiệu hàng hóa ra nƣớc ngồi:

(i) Đăng ký trực tiếp với từng nƣớc:

(ii) Đăng ký theo thỏa ƣớc Madrid (Madrid Agreement) và Nghị định thƣ Madrid (Madrid Protocol)

Qui định chung về bảo vệ quyền đối với thương hiệu

Chủ sở hữu thƣơng hiệu cần chủ động thực hiện quyền tự bảo vệ thƣơng hiệu của mình bằng các biện pháp cơng nghệ (kỹ thuật cao, tem chống hàng giả) hoặc biện pháp thƣơng mại (chính sách giá, phát triển kênh phân phối) để ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền đối với thƣơng hiệu.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với thƣơng hiệu đƣợc phân biệt thành 3 nhóm cơ bản đó là: xử lý hành chính, xử lý dân sự và xử lý hình sự.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)