Đặc điểm về xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 41 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về xã hội

a. Dân số

Cơ cấu dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 của Kon Tum được thể hiện qua bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ĐVT: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2011 431.813 218.662 213.151 144.729 287.084 2012 442.113 227.566 214.547 150.353 291.760 2013 451.611 236.285 215.326 155.835 295.776 2014 462.705 245.915 216.790 162.045 3oo.660 2015 473.251 251.908 221.343 166.142 307.109

(Nguồn: Niên Giám Thống kê 2015 tỉnh Kon Tum)

Từ bảng số liệu 2.1 ta thấy, dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Kon Tum có khoảng 473.251 người. Trong đó, nam giới có 251.908 người chiếm 53,23% và nữ giới có 221.343 người chiếm 46,77% cho thấy số lượng nam giới cao hơn nữ giới khoản 30.565 người.

Nguyên nhân chủ yếu là do công tác dân số chưa thực hiện hết chức năng của mình, chính sách kế hoạch hóa gia đình ở vùng sâu, vùng xa chưa đem lại hiệu quả cao, phong tục tập quán, tâm lý xã hội truyền thống, tư tưởng nho giáo phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tiềm thức người dân. Do áp lực sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1-2 con, nhưng các cặp vợ chồng mong muốn trong số đó nhất thiết phải có con trai vì vậy đã tìm đến các dịch vụ y tế để lựa chọn giới tính khi sinh. Do tính chất công việc phải đòi hỏi lao động cơ bắp của con trai, trụ cột về lao động. Do chế độ an sinh chưa đảm bảo, hiện nay có khoản trên 70% dân số của tỉnh không có lương hưu bảo hiểm tuổi già, họ cần con trai để phụng dưỡng chăm sóc. Trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai vì họ sẽ cảm thấy lo lắng và không an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai. Do chính sách đối với nữ giới chưa thỏa đáng, bình đẳng giới có mặc chưa được quan tâm đầy đủ.

Nguyên nhân trực tiếp là do lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như chế độ ăn uống, ngày phóng noãn, trong thụ thai chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm bắt mạch chọc hút dịch ối, nạo phá thai.

Mà nguồn nhân lực y tế vì tính chất đặc thù công việc của ngành thì nhân lực nữ chiếm tỷ lệ cao nhân lực nam. Vì thế, cần phải có chính sách phù hợp để đáp ứng được nguồn nhân lực cho ngành.

Mặc khác, dân số tỉnh Kon Tum chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn được thể hiện qua hình 2.2 sau:

Hình 2.2. Biến động về dân số phân theo thành thành thị và nông thôn tỉnh Kon Tum từ năm 2011 - 2015

Nhìn vào hình 2.2 ta thấy, dân số tỉnh Kon Tum phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn chiếm 64,89%, dân số ở thành thị chiếm 35,11%. Do đó đòi hỏi mạng lưới y tế ở vùng nông thôn phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Vì vậy, việc tăng cường nhân viên y tế ở các tuyến cơ sở là hết sức quan trọng.

Tỉnh Kon Tum có 1 thành phố và 8 huyện. Mật độ dân số được thể hiện

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2011 2012 2013 2014 2015 Thành thị Nông thôn

qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Diện tính, dân số và mật độ dân số năm 2015

Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng số 9.689,61 473.251 49 1. TP Kon Tum 432,12 155.040 359 2.Huyện Đăk Glei 1.495,26 42.254 28 3. Huyện Ngọc Hồi 844,54 47.364 56 4. Huyện Đăk Tô 506,41 41.420 82 5. Kon Plong 1.381,16 23.255 17 6. Kon Rẫy 911,35 24.218 27 7. Đăk Hà 845,72 66.390 79 8. Sa Thầy 2.415,69 48.859 20 9. Tu Mơ Rông 857,69 24.251 28

(Nguồn: Niên Giám Thống kê 2015 tỉnh Kon Tum)

Nhìn chung, qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, diện tích của cả tỉnh là 9.689,61 Km2 và dân số trung bình là 473.251 người sinh sống, có sự phân hóa không đồng đều giữa thành phố và các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thành phố Kon Tum có mật độ dân số cao nhất là 359 người/ Km2, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: Đăk Glei, Sa Thầy, Tu Mơ rông, Kon Rẫy có địa hình phức tạp, điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, diện tích rộng nên mật độ dân số rất thấp.

b. Lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính qua các năm được thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính qua các năm ĐVT: Người Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nam 123.794 127.339 138.091 145.688 148.135 Nữ 116.102 117.333 121.584 123.101 126.979 Tổng 239.896 244.672 259.675 268.698 275.114

(Nguồn: Niên Giám Thống kê 2015 tỉnh Kon Tum)

Hình 2.3. Biến động về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính qua các năm

Từ bảng số liệu 2.3 và hình 2.3 ta thấy:

Năm 2011, lao động nam từ 15 tuổi trở lên có khoản 123.749 người chiếm khoản 51,60% tổng lao động của tỉnh, còn lao động nữ từ độ tuổi 15 trở lên có khoản 1116,10 người chiếm 48,40%.

Năm 2012, lao động nam từ 15 tuổi trở lên có khoản 127.34 người, chiếm 52,04% tổng số lao động của tỉnh, còn lao động nữ từ 15 tuổi trể lên có khoản 117.33 người, chiếm 47,94%.

Năm 2013, lao động nam từ 15 tuổi trở lên có khoản 138.09 người,

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2011 2012 2013 2014 2015 Nam Nữ

chiếm 53,18% tổng số lao động của tỉnh, còn lao động nữ từ độ tuổi 15 trở lên có khoản 121.58 người, chiếm 46,82%.

Năm 2014, lao động nam từ 15 tuổi trở lên có khoản 145.69 người, chiếm 54,22% tổng lao đông của tỉnh, còn lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có khoản 123.10 người, chiếm 45,51%.

Năm 2015, lao động nam từ 15 tuổi trở lên có khoản 148.14 người, chiếm 53,84 tổng lao động của tỉnh, còn lao động nữ từ độ tuổi 15 trở lên coa khoản 126.98 người, chiếm 46,16%.

Từ đó cho thấy, hiện nay tỉnh Kon Tum sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, mà trong ngành y tế thì lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Do đó, cần có chính sách phù hợp để nâng cao việc sử dụng lực lượng lao động nữ, từ đó đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn qua các năm được thể hiện qua bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn qua các năm

ĐVT: Người

2011 2012 2013 2014 2015 Thành thị 79.338 83.635 91.531 98.465 100.913 Nông thôn 160.558 161.037 168.144 170.233 174.201 Tổng 239.986 244.672 259.675 268.698 275.114

(Nguồn: Niên Giám Thống kê 2015 tỉnh Kon Tum)

Nhìn vào bảng số liệu 2.4 trên ta thấy:

Năm 2011, lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở thành thị có khoản 79.338 người, chiếm 33,06% tổng lao động của tỉnh, còn lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở nông thôn có khoản 160.558 người, chiếm 66,90%.

Năm 2012, lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở thành thị có khoản 83.635 người, chiếm 34,18% tổng lao động của tỉnh, còn lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở nông thôn có khoản 161.037 người, chiếm 65,82%.

Năm 2013, lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở thành thị có khoản 91.531 người, chiếm 35,25% tổng lao động của tỉnh, còn lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở nông thôn có khoản 168.14 người, chiếm 64,752%.

Năm 2014, lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở thành thị có khoản 98.465 người, chiếm 36,65% tổng lao động của tỉnh, còn lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở nông thôn có khoản 170.23 người, chiếm 63,35%.

Năm 2015, lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở thành thị có khoản 100.91 người, chiếm 36,68% tổng lao động của tỉnh, còn lao động từ độ tuổi 15 trở lên ở nông thôn có khoản 172.20 người, chiếm 63,35%.

Tứ đó cho thấy, lực lượng lao động ở thành thị nhiều hơn số lượng lao động ở nông thôn được thể hiện rõ hơn qua hình 2.4 sau:

Hình 2.4. Biến động lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn qua các năm

Từ hình 2.4 ta thấy, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở thành thị vì nơi đây có điều kiện kinh tế phát triển hơn nông thôn mà nguồn nhân lực y tế cũng vậy. Do đó, cần phải có các chính sách thu hút đãi ngộ hợp lý để phát triển nguồn nhân lực nông thôn và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏa cho người dân.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2011 2012 2013 2014 2015 Thành thị Nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)