6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngàn hy tế
a. Cơ cấu nhân lực đảm bảo tỷ lệ theo ngành đào tạo
Qua phân tích thực trạng cơ cấu nhân lực y tế theo ngành đào tạo của tỉnh Kon Tum ta thấy, tỷ lệ điều dưỡng và nữ hộ sinh/ bác sỹ, tỷ lệ DS đại học/ bác sỹ và tỷ lệ DS đại học/ DS trung cấp còn rất thấp. Do vậy, cần bổ sung nhân lực y tế theo những trình độ này, đặc biệt là bác sỹ, dược sỹ đại học. Số KTV và NHS còn thiếu cũng cần được bổ sung và bổ sung thêm một số lượng ứng với số bác sỹ mới được bổ sung để phụ tá, hổ trợ cho bác sỹ đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Để thực hiện việc bổ sung nhân lực y tế cho tỉnh thì cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Về nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học: Tỉnh cần có chính sách mạnh hơn để thu hút, nhất là đối tượng sinh viên mới ra trường là con em của tỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách hợp lý để giữ chân những đối tượng này ở lại lâu dài phục vụ cho tỉnh, hạn chế thấp nhất cán bộ chuyển công tác đi những nơi khác. Mặc khác, tỉnh cũng cần có chính sách hổ trợ đào tạo những cán bộ y tế có trình độ thấp hơn theo hình thức liên thông tại các trường đại học y, dược có uy tín trong nước để nâng cao trình độ và bổ sung nhân lực.
- Về nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên: Phần lớn nhân lực này có thể đào tạo tại trường Trung học y tế tỉnh Kon Tum. Do vậy, nếu cần thiết tỉnh cần kết hợp với trường Trung học y tế tỉnh Kon Tum để đào tạo bổ sung cho đủ số lượng theo nhu cầu đã vạch ra của tỉnh. Mặc khác, cũng cần đào tạo nâng cao số cán bộ này lên trình độ cao hơn theo hình thức liên thông với các Trường đại học y, dược trong cả nước.
b. Cơ cấu nguồn nhân lực bảo đảm phân bố theo tuyến
Bên cạnh việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo ngành đào tạo, tỉnh cần quan tâm đến việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực phân theo tuyến. Ngành y tế tỉnh đặt ra mục tiêu phải đạt được các chỉ số quan trọng để phục vụ tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân từ tuyến tỉnh đến các tuyến cơ sở.
Thực hiện theo hướng dẫn thông tư số 06/2008/TT-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tuyển sinh đào tạo nâng cao y sĩ hoặc liên thông đại học, cao đẳng y, dược nhằm tăng cường cá bộ cho các tuyến, nhất là để bổ sung cho trạm y tế xã, bảo đảm cho tuyến xã đủ khả năng chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Cần phải có quy định luân chuyển bác sỹ tuyến trên về phục vụ tuyến dưới trong một thời gian nhất định nhằm tăng cường nhân lực ở các tuyến huyện, xã khó khăn, hạn chế cán bộ có trình độ chuyên môn tập trung owe các tuyến có điều kiện kinh tế - xã hôi thuận lợi, đồng thời tạo cơ hội cho các nhân lực có trình độ yếu hơn có cơ hội được nâng cao tay nghề khi được học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cao hơn ở tuyến trên hướng dẫn.
Bổ sung bác sĩ chuyên khoa cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Đào tạo nâng cao y sỹ hoặc liên thông đại học để bổ sung cho trạm y tế xã phường.
Tăng cường y tế dự phòng và y tế cộng đồng tại các huyện. Xử lý các ổ bệnh phát sinh trên địa bàn, tăng cường tuyên truyền về sức khỏe cho người dân.
3.2.2. Phát Triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế, tỉnh Kon Tum cần phải xác định cụ thể đối với từng đối tượng để chuẩn hóa, tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Triển khai công tác đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế theo Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế để tăng cường và bổ sung nguồn nhân lực có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa II, chuyên khoa I, đại học còn thiếu ở đơn vị.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho các nhân viê y tế, đồng thời hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến phục vụ cho ngành y tế, đảm bảo nhu càu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân.
Đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải liên tục và thường xuyên nhất là bác sỹ, dược sỹ. vai trò của các hình thức đào tạo là:
- Đào tạo liên thông nhằm tăng cường đội ngũ bác sỹ đa khoa, điều dưỡng đại học, dược sỹ đại học. Hình thức vừa học vừa làm để vừa giữ chân nhân viên tại cá tuyến, vừa nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của họ.
- Đào tạo sau đại học nhằm tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng khả năng quản lý của các nhân viên y tế.
- Đào tạo theo hình thức cử tuyển: áp dụng đối với đối tượng là học sinh các dân tộc huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, sau khi tốt nghiệp sẽ được bố trí về công tác tại địa bàn.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: chính quy, tại chức, cử tuyển, đào tạo theo dịa chỉ, theo nhu cầu, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật, đàotạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao,… Vì vậy, các cấp lãnh đạocủa nghành đã đưa ra một số phương thức đào tạo sau:
- Đào tạo nhấn hạn, có thời gian dưới 3 tháng
Căn cứ nhu cầu, tiến hành đào tạo theo hướng chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ với hình thức đào tạo tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày bao gồm đào tạo bồi dưỡng tư vấn,hổ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đào tạo tại
các cơ sở trong nước.
- Đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm
Căn cứ nhu cầu đào tạo với những ngành nghề chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ quản lý bao gồm: Đào tạo về ngoại ngữ, tin học và quản lý dự án. Đào tạo tại các cơ sở trog nước.
- Đào tạo thời gian trên 1 năm
Căn cứ nhu cầu đào tạo những lĩnh vực mới chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật. Đào tạo tại các cơ sở trong nước và nước ngoài.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải đảm bảo các căn cứ khoa học và phù hợp với định hướng phát triển. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực không chỉ quan tâm đến kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn chú ý đến rèn luyện tác phong công nghiệp, bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp và niềm tự hào về nghề nghiệp cho nguồn nhân lực.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể vừa học vừa làm, ban hành và thực hiện chính sách hổ trợ học bổng, chi phí đào tạo và có điều kiện ràng buộc.
Tạo điều kiện về thời gian cho các đối tượng được đào tạo, do đó cần phải bố trí người khác đảm nhận vị trí công việc hiện tại của người được cử đi đào tạo.
3.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực
Phát triển kỹ năng cho nhân viên y tế là việc làm hết sức cần thiết và cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nguồn nhân lực của ngành.
Hàng quý sở y tế cần mở các lớp đào tạo kỹ năng cho cán bộ nhân viên y tế cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Cán bộ nhân viên y tế cần phải tự học, nghiên cứu, nhằm nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ, các thông tin về y học, những tri thức,…
tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế hàng năm, nâng cao kỹ năng đáp ứng ngày càng tốt hơn trong công việc.
Cán bộ, nhân viên y tế cần phải tự học, nghiên cứu nhằm nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ, các thông tin về y học, những tri thức,…
Nhân viên y tế cần phải biết khai thác thông tin từ các thiết bị truyền thông, từ mạng internet để có thể tiếp thu kiến thức mới hơn.