Phát triển kỹ năng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 62 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Phát triển kỹ năng nguồn nhân lực

Kỹ năng làm việc của người lao động luôn được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Kỹ năng nẵng thực hành của người lao động thường được coi là thước đo có ý nghĩa của nguồn nhân lực, chính là yếu tố quan trọng mang lại kết quả công việc có chất lượng cao.

Phát triển kỹ năng của đội ngũ nguồn nhân lực y tế, ngoài việc tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì yếu tố có vai trò quan trọng nữa đó là cải thiện các kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Các cấp lãnh đạo nguồn nhân lực y tế ngoài việc quan tâm đến kỹ năng làm việc, cần phải quan tâm kỹ năng thực hành để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành.

Trong những năm qua, ngành y tế tỉnh không những gia tăng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn gia tăng về các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, với sự đầu tư của nhà nước đặc biệt là chương trình trái phiếu chính phủ y tế, ngành y tế tỉnh đã tăng cường đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị kỹ thuật cao càn thiết phục vụ cho các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Vì vậy, ngành y tế đã có kế hoạch từng bước đào tạo đội ngủ nhân viên y tế sử dụng các trang thiết bị mới.

Ngành y tế tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho nhân viên các cơ sở y tế và được thể hiện ở bảng 2.13

Bảng 2.14. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng do tỉnh Kon Tum Tổ chức

STT CÁC LỚP HỌC THỜI

GIAN

1 Bồi dưỡng kiến thức về tiếp nhận và triển khai kỹ thuật, máy móc, thiết bị mới

4 tháng

2 Bồi dưỡng kiến thức về phòng chống, khám chữa bệnh 1 tháng 3 Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử với

bệnh nhân

4 ngày

4 Đào tạo tiếng anh thực hành 3 tháng

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Kon Tum)

Nhìn vào bảng số liệu 2.14 ta thấy:

Ngành y tế tỉnh thường xuyên tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới có sự hổ trợ trục tiếp của các chuyên gia, các cán bộ y tế chuyên môn cao từ

các thành phố lớn nhằm thực hiện chỉ thị 06/2007/CT - BYT và Quyết định số 1816/QĐ - BYT của Bộ y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hổ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Trong thời gian qua, ngành y tế đã từng bước tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới có sự hổ trợ trực tiếp của các chuyên gia, các cán bộ chuên môn giỏi của bệnh viện trung ương Huế, Bệnh viện Y Dược Thành phố Hồ chí Minh về chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tại chỗ cho các bác sỹ phẫu thuật của Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Bên cạnh đó tỉnh Kon Tum cũng từng bước tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới, các công nghệ mới như: Phẫu thuật nội soi, kỹ thuật lọc máu, thay thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco,…

Cùng với việc tăng cường đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, tỉnh Kon Tum cũng từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên sử dụng các thiết bị mới, tổ chức các lớp tập huấn , hướng dẫn kỹ năng nhằm nâng cao kỹ năng cho cán bộ nhân viên y tế trong công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Tuy nhiên, để tiếp nhận được kỹ thuật công nghệ cao từ tuyến trên thì tuyến dưới cần có cán bộ trình độ phù hợp, đủ năng lực để tiếp nhận và sử dụng, triển khai hiệu quả. Vấn đề này chưa được giải quyết triệt để, nguồn nhân lực như vậy vẫn còn thiếu trầm trọng. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng nguồn nhân lực y tế đang phải đứng trước những vấn đề khó khăn sau:

- Kỹ năng nhân lực y tế chưa tương xứng và chưa đáp ứng được trang thiết bị y tế kỹ thuật cao và nhu cầu chăm sóc sức cho nhân dân ngày càng đòi hỏi chất lượng cao.

- Thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, đội ngũ cán bộ chất lượng cao để tạo kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm cho nhân lực đang làm việc hoặc những người mới được tuyển dụng, chưa có kinh nghiệm.

- Điều kiện trang thiết bị chưa tốt, hiện đại cũng như số nhân lực y tế còn hạn chế nên cũng kéo theo việc không thể tạo điều kiện tốt để sinh viên những năm cuối thực tế, thực tập.

2.2.4. Nâng cao nhận thức của người lao động

Bất cứ một công việc nào cũng có những quy định về chuẩn mực đạo đức, hành vi, thái độ của người lao động. Đối với ngành y tế thì chuẩn mực đó càng đòi hỏi cao hơn vì đặc thù công việc hết sức quan trọng. Chuẩn mực đạo đức trong ngành y tế được gọi là đạo đức.

Y đức là phẩm chất tốt đặp của người làm công tác y tế và được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy hết lòng phục vụ người bệnh. Người cán bộ y tế luôn khắc phục mọi khó khăn học tập vương lên để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

Nhận thức của nhân viên y tế là rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng y tế. Hành vi, thái độ thể hiện trình độ nhận thức của nhân viên y tế. Ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo, phát triển kỹ năng thì việc nâng cao nhận thức, hiểu biết chính trị xã hội, tính tự giac kỹ luật, thái độ tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính thích ứng,.. cũng hết sức quan trọng. Từ đó, giúp cho nhân viên y tế nhận thức đúng đắn về ngành nghề, chủ trương, chính sách của nhà nước, gắn bó với nghề và chăm lo sức khỏe cho người dân.

Các lớp đào tạo bồi dưỡng nhận thức do tỉnh kon Tum tổ chức được thể hiện qua bảng 2.15 sau:

Bảng 2.15. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhận thức do tỉnh Kon Tum tổ chức

STT Các lớp học Thời gian

1. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức nhà nước 01 tháng 2. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận 03 ngày 3. Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính 03 ngày 4. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ 02 ngày 5. Bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý 05 ngày

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Kon Tum)

Nhìn vào bảng 2.15 ta thấy:

Hàng năm, sở y tế tỉnh Kon Tum đều tổ chức các lớp học, khóa học về chính trị, pháp luật cho các cán bộ y tế như lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức nhà nước trong 1 tháng, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận trong 3 ngày, lớp bồi dưỡng công tác cải cách hành chính 3 ngày, lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ 2 ngày. Lớp bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý 5 ngày.

100% được quán triệt đầy đủ các chủ trương lớn, các Nghị quyết của Đảng, cập nhật các quy định mới của Bộ y tế, được tập huấn và phổ biến các kiến thức mới về chuyên môn – nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, ngoài các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ còn cử cán bộ y tế tham gia vào các lớp học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ giác ngộ lý luận chính trị, nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,… thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu” vì y đức không chỉ là lời nói suông.

Ngành y tế tổ chức tập huấn quán triệt, triển khai thực hiện thông tư 07/2014/TT-BYT của bộ y tế quy định về quy tắc ứng xử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ chủ chốt, trưởng khoa, bác sỹ,

điều dưỡng trong toàn bệnh viện. Tại buổi tập huấn, các cán bộ lãnh đạo các khoa phòng đã được phổ biến những kiến thức cơ bản như: thông tư quy định về vi tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện: Tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện quy tắc dân chủ cơ sở, quy tắc ứng xử trong ngành y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum,… Thực hiện thông tư này sẽ phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng cố xây dựng lòng tin của nhân viên đối với bệnh viện và xây dựng bệnh viện ngày một phát triển.

Sở y tế tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên kiểm tra giúp từng cá nhân tự giác chấp hành pháp luật và các quy định của ngành, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân cố tình vi phạm, đẩy mạnh chống tiêu cực trong ngành.

Trong thời điểm hiện nay, khi xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đế cán bộ y tế cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Hiện tượng “phong bì” phổ biến tại các bệnh viện. Những tác động tiêu cực dù ít, dù nhiều cũng đã làm xói mòn đạo đức, sự vươn lên làm chủ tay nghề và việc chữa trị, chăm sóc người bệnh của người thầy thuốc.

Hiện tượng người dân kêu ca, phàn nàn về thái độ ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện hiện nay về tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Thực trạng đáng buồn là thái độ phân biệt, thiếu sự nồng nhiệt tiếp đón, chăm sóc những bệnh nhân khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của một số bộ phận nhân viên y tế. Tất cả những điều này làm đau lòng và tổn hại đến danh dự của bất cứ ai đã gắn bó cả cuộc đời với nghề nghiệp cao quý này, bởi với họ không có đạo đức thì không thể làm nghề y.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)