Nâng cao động lực thúc đẩy với nhân viên y tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 84 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy với nhân viên y tế

a. Chính sách tiền lương

Để phát huy hết năng lực của nhân viên y tế thì ngành y tế tỉnh Kon Tum cần phải xây dựng một chính sách tiền lương đamr bảo sự hài hòa về lợi ích, mục tiêu giữa tổ chức và nhân viên. Tuy nhiên việc phân bổ tiền lương, thưởng vẫn còn tồn tại bất hợp lý, chưa tạo động ực thúc đẩy nhân viên làm việc và thu hút nguồn nhân lực. Muốn khuyến khích và duy trì người lao động có trình độ, có tâm huyết với nghề, làm việc gắn bó, trung thành hơn thì gành y tế cần có các giải pháp đẻ giải quyết tình trạng trên một cách thỏa đáng

nhằm tạo động lực cho cán bộ y tế, khuyến khích họ hăng say làm việc. Để làm được điều đó, ngành y tế tỉnh cần phải:

Xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương, thu nhập hợp lý nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngủ y, bác sỹ; cần quan tâm đến cơ cấu thu nhập giữa tiền lương cơ bản - lương tăng thêm - thưởng và phân phối lương đảm bảo tính công bằng.

Phân biệt rõ giữa nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao với lao động thông thường, từ đó có chính sách thu hút, đãi lương cho phù hợp, tránh tình mất công bằng.

Xây dựng quỹ tiền lương tăng thêm trên cơ sở các khoản tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên và nguồn khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.

Xây dựng chính sách tiền lương riêng cho các cán bộ cán bộ y tế về công tác vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Có kế hoạch tăng lương rõ ràng, minh bạch tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc.

b. Thực hiện tốt yếu tố tinh thần cho nhân viên y tế

Đánh giá thành tích nổi bậc của nhân viên y tế khi làm việc là một yếu tố quan trọng giúp nhân viên y tế nỗ lực nhiều hơn trong công việc. Khen thưởng kịp thời và công nhận thành tích của nhân viên y tế trước toàn ngành không chỉ có tính chất động viên, đánh giá nhân viên y tế về vật chất và tinh thần của họ, mà còn qua đó khuyến khích nhân viên y tế khác cố gắn noi theo tấm gương của những nhân viên y tế có thành tích để phát triển bản thân hiên nữa.

Tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng hàng năm cho nhân viên y tế; tổ chức thăm hỏi, động viên khi ốm đau.

Các hoạt động văn nghệ, thể thao tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích và lý thú cho nhân viên; khích lệ tinh thần hăng say làm việc và sự gắn kết cho nhân viên. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động này ở

ngành y tế còn hạn chế. Vì vậy ngành y tế tỉnh cần tăng cường các hoạt động này thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó ngành y tế tỉnh cần kích thích, khơi dậy tinh thần tham gia của đa số nhân viên trong ngành, có vậy mới phát huy được hết tác dụng và hiệu quả.

c. Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của nhân viên y tế

Môi trường làm việc được xây dựng tốt là tạo thuậ lợi cho nhân viên y tế phát huy đúng với năng lực và lòng nhiệt tình trong công việc. Cần tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, khang trang. Tạo điều kiện chổ ăn, ở cho nhân viên ở xa; hổ trợ phương tiện đi lại để các nhân viên y tế yên tâm công tác.

Bố trí làm việc, trực ca hợp lý, tránh tình trạng tải trong công việc, giúp các cán bộ y tế có cảm giác thoải mái trong khi làm việc:

Bố trí, luân chuyển cán bộ trong các bộ phận để trực ca hợp lý, nhằm tránh tình trạng bộ phận này thiếu người, bộ phận kia thừa người.

Phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của từng nhân viên và tính chất của công việc.

Cải tiến môi trường lao động của cơ y tế, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị y tế tại đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện phù hợp với điều kiện, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực, đáp ứng triển khai các kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến của bộ Y tế, chia sẽ gánh nặng quá tải của các bệnh viện tuyến trung ương.

Đối với tuyến xã, tập trung đầu tư trang thiết bị thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời đầu tư một số trang thiết bị hiện tại (siêu âm, xét nghiệm hóa học, sinh hóa,…) cho các trạm y tế có bác sỹ.

Tăng cường các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch nhằm tạo mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau.

d. Xây dựng chính sách thăng tiến và phát triển nghề nghiệp hợp lý

nhận thấy rằng những đóng góp, nỗ lực của họ được ghi nhận và đánh giá cao. Vì vậy, cán bộ y tế sẽ có thêm nguồn động lực để làm việc hiệu quả hơn.

Các cấp lãnh đạo phải thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng đào tạo những cán bộ trẻ có năng lực; có chính sách khuyến khích nhằm khai thác tiềm năng của cán bộ công nhân viên.

Tạo những cơ hội thăng tiến cho nhân viên y tế có thể giúp họ nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp. Luân chuyển những cán bộ quản lý sang những vị trí mới, vai trò mới còn giúp ngành y tế lấp những chỗ trống về nhân sự trong ngành, tận dụng tối đa khả năng làm việc của những cán bộ xuất sắc trong ngành.

Để chủ động trong công tác sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho nhân viên y tế thăng tiến hợp lý đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn đến vệc quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận. Hoạt động này nên tiến hành như sau:

- Thiết lập danh sách các vị trí công việc, chức danh cần quy hoạch và xác định số lượng người dự bị cho từng vị trí. Đồng thời dự đóan thời gian cần thay thế cho từng vị trí cụ thể và khả năng thay thế.

- Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có, tiến hành xem xét đánh giá và lựa chọn những cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc cần quy hoạch.

- Xác định nội dung, chương trình và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Sau khi thực hiện việc bồi dưỡng, đào tạo phát triển đội ngủ cán bộ kế cận theo yêu cầu và đảm bảo đáp ứng tốt công việc cho các chức danh, cần tiến hành tổ chức bố trí, bổ nhiệm, đề bạc để thay thế những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)