Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực ngàn hy tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 50 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực ngàn hy tế

a. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo ngành đào tạo

Nhân lực y tế bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm việc trong hệ thống y tế công lập, các cơ sở đào tạo ngành y dược và những người tham gia vào hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hoạt động của bệnh viện đòi hỏi một cơ cấu nhân lực đầy đủ và hợp lý. Bởi vì, một cơ sở y tế làm nhiệm vụ khám chữa bệnh không thể chỉ có toàn bác sỹ, dược sỹ hay các loại hình nhân viên y tế khác. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cơ sở y tế phải được bố trí đủ các loại hình nhân lực theo ngành đào tạo thích hợp với chức năng, nhiệm vụ theo một tỷ lệ phù hợp.

Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo của tỉnh Kon Tum qua các năm được thể hiện ở bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo của tỉnh Kon Tum qua các năm Chỉ tiêu Cán bộ ngành y Cán bộ ngành dược Bác sỹ Y sĩ KTV Điều dưỡng Nữ hộ sinh DS đại học DS trung cấp Dược 2011 SL 355 350 114 694 249 18 204 51 TL % 20,15 19,86 6,47 39,39 14,13 6,59 74,73 18,68 2012 SL 385 335 134 729 245 19 213 46 TL % 21,06 18,33 7,33 39,88 13,40 6,83 76,62 16,55 2013 SL 422 341 140 737 242 24 209 37 TL % 22,42 18,12 7,44 39,16 12,86 8,89 77,41 13,70 2014 SL 454 332 139 745 243 29 219 31 TL % 23,73 17,35 7,27 38,94 12,70 10,39 78,49 11,11 2015 SL 481 339 151 786 252 30 226 24 TL % 23,94 16,87 7,52 39,12 12,54 10,71 80,71 8,57

Hình 2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo của tỉnh Kon Tum qua các năm

Nhìn vào bảng số liệu 2.7 và hình 2.5 ta thấy:

Trong giai đoạn 2011 - 2015, nhân lực theo ngành nghề đào tạo có tăng nhưng không đáng kể, tăng không đồng đều, có năm tăng, năm giảm.

Cán bộ ngành y bao gồm: Bác sỹ, y sĩ, KTV y tế, điều dưỡng, nữ hộ sinh có năm tăng, năm giảm. Điều này cho thấy cán bộ ngành y hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về cơ cấu của ngành đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và phòng bệnh, nhất là trong điều kiện ngày càng đòi hỏi cán bộ ngành y phải có trình độ chuyên môn cao mới đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và khám chữa bệnh cho người dân.

Cán bộ ngành dược thì tập trung chủ yếu là dược sỹ trung cấp, chiếm tỷ lệ từ 74,73% trở lên qua các năm.

Nguyên nhân của thực trạng này là do thực tế các năm qua, số cán bộ y tế của tỉnh nhất là bác sỹ mới ra trường có xu hướng không muốn về công tác tại tỉnh mà họ ở lại những nơi có điều kiện tốt hơn để làm việc và những nơi có điều kiện thuận lợi để họ vừa làm việc, vừa bồi dưỡng thêm về chuyên môn, tiếp tục học cao hơn.

Tốc độ tăng bình quân nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2011 2012 2013 2014 2015 Bác sỹ Y sĩ KTV Điều dưỡng Nữ hộ sinh DS đại học DS trung cấp Dược tá

- 2015 được thể hiện rõ hơn qua bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Tốc độ tăng bình quân nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015 Cán bộ y tế 2011 2015 Tốc độ tăng bình quân (%) Cán bộ ngành y 1762 2009 14,02 Cán bộ ngành dược 273 280 2,56 Tổng số 2035 2289 12,48

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Kon Tum)

Qua bảng số liệu 2.8 trên cho thấy, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của cán bộ ngành y là (14,02%) cao hơn cán bộ ngành dược là (2,56%). Tuy nhiên, cơ cấu nguồn nhân lực của cả hai ngành vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Các hoạt động của bệnh viện, các cơ sở y tế đòi hỏi phải có một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý và phải bố trí phân bổ đủ các loại hình nhân lực theo ngành nghề đào tạo thích hợp với từng chức năng, nhiệm vụ và theo một tỷ lệ định.

Các tỷ lệ đào tạo cán bộ y tế đáng quan tâm như: tỷ lệ điều dưỡng, KTV y tế, nữ hộ sinh/ Bác sỹ, tỷ lệ DS đại học/ Bác sỹ, tỷ lệ DS đại học/ DS TC,… thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Tỷ lệ của một số ngành đào tạo của tỉnh Kon Tum qua các năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ điều dưỡng và nữ hộ sinh/ Bác sỹ 2.66 2,53 2,32 2,18 2,16 Tỷ lệ DS đại học/ Bác sỹ 0,05 0,05 0,06 0,06 0,06 Tỷ lệ DS đại học/ DS trung cấp 0,09 0,09 0.11 0,11 0,13

Số liệu thống kê năm 2015 cho thấy cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành đào tạo đang làm việc trong ngành y tế tỉnh Kon Tum hiện nay chưa đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh theo quy định chung của Bộ Y tế và khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, cụ thể là:

- Tỷ lệ điều dưỡng và nữ hộ sinh/ bác sỹ là 2,16. Mức này thấp hơn so với mức khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là 3,0.

- Tỷ lệ dược sỹ đại học/ bác sỹ là 0,06. Mức này rất thấp so với mức khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là 0,20.

- Tỷ lệ dược sỹ đại học/ dược sỹ trung cấp là 0,13. Theo quy định của Bộ y tế, tỷ lệ này cần đạt mức 0,4.

Theo tình hình phát triển trong giai đoạn 5 năm vừa qua, ta thấy nguồn nhân lực y tế của tỉnh chưa đạt được các chỉ tiêu đã đề ra của Bộ y tế, do đó chưa thực sự đáp ứng tốt cho nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Như vậy, những năm tới việc sở y tế kết hợp với tỉnh để tăng nguồn nhân lực ở mọi trình độ là điều cần thiết và cấp bách để hướng tới những chỉ tiêu của Bộ y tế đã đề ra mà cả nước phấn đấu vì quyền lợi của con người, vì sức khỏe của nhân dân và của chính chúng ta.

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước và được thể hiện rõ hơn qua hình 2.6 sau:

Hình 2.6. Biến động về tỷ lệ điều dưỡng và nữ hộ sinh/ bác sỹ

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ điều dưỡng và nữ hộ sinh/ Bác sỹ

Nhìn vào hình 2.6 ta thấy, tỷ lệ diều dưỡng và nữ hộ sinh/ bác sỹ năm 2015 là 2,16, mức này thấp hơn so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới là 3.0. Tỷ lệ này giảm dần từ năm 2011 đến năm 2015. Điều này cho thấy cơ cấu giữa điều dưỡng và nữ hộ sinh so với bác sỹ chưa hợp lý.

Hình 2.7. Biến động về tỷ lệ DS đại học/ bác sỹ

Nhìn vào hình 2.7 ta thấy, tỷ lệ DS đại học/ Bác sỹ năm 2015 là 0,06, mức này rất thấp hơn khuyến cáo của tổ chức Y tế tế thế giới là 0,2. Tỷ lệ này ít thay đổi qua các năm cho thấy chính sách đãi ngộ, thu hút dược sỹ trình độ cao chưa phát huy tác dụng.

Hình 2.8. Biến động về tỷ lệ DS đại học/ DSTC 0.044 0.046 0.048 0.05 0.052 0.054 0.056 0.058 0.06 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ DS đại học/ Bác sỹ 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ DS đại học/DS TC

Nhìn vào hình 2.8 ta thấy, tỷ lệ DS đại học/ DS TC năm 2015 là 0,13 vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là 0,4.

Các tỷ lệ nêu trên vẫn còn thấp thấp xa so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, riêng tỷ lệ DS đại học/ Bác sỹ là rất thấp cho thấy chính sách thu hút, đãi ngộ và môi trường làm việc không hấp dẫn nhiều đối vơi các cán bộ dược trình độ cao.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo tuyến tỉnh, huyện, xã của Kon Tum năm 2015

Đặc điểm của hệ thống cơ sở y tế tỉnh Kon Tum được bố trí theo các tuyến tỉnh, huyện, xã. Trong đó, mỗi tuyến có chức năng, nhiệm vụ độc lập tùy thuộc vào mức độ bệnh tật. Vì vậy, đòi hỏi phải phân bổ nguồn nhân lực y tế phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng tuyến.

Cơ cấu số lượng nguồn nhân lực y tế theo tuyến của tỉnh Kon Tum năm 2015 được thể hiện qua bảng 2.10 sau:

Bảng 2.10. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo tuyến của tỉnh Kon Tum năm 2015

Cán bộ ngành y Cán bộ ngành dược Bác sỹ Y sĩ KTV Y tế Điều dưỡng Nữ hộ sinh DS đaị học DS trung cấp Dược Tuyến tỉnh SL 236 50 87 366 64 21 58 3 TL % 29,39 6,23 10,83 45,58 7,97 25,61 70,73 3,66 Tuyến huyện SL 148 133 63 219 79 9 76 4 TL % 23,05 20,72 9,81 34,11 12,31 11,10 85,39 4,49 Tuyến xã SL 97 156 1 201 109 0 92 17 TL % 17,20 27,66 0,18 35,64 19,33 0 84,40 15,60

Nhìn vào bảng số liệu 2.10 ta thấy:

Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo tuyến phân bổ chưa hợp lý, tập trung nhiều ở tuyến tỉnh, huyện nơi có điều kiện kinh tế xã hội và môi trường làm việc thuận lợi hơn. Đối với tuyến xã thì nhân viên y tế chưa đủ cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn các trạm y tế tuyến xã ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ, đặc biệt là bác sỹ, gây ra tình trạng người dân chưa được chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách đầy đủ, phần lớn chuyển lên tuyến trên.

- Cơ cấu bác sỹ tuyến:

Số lượng bác sỹ tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh chiếm 29,39%, tuyến huyện 23,05%, tuyến xã chưa tới 20%. Hơn nữa, do số lượng bác sỹ thiếu nhiều ở tất cả các tuyến nên việc tuyển dụng vẫn ưu tiên cho các cơ sở y tế tuyến trên. Nguyên nhân là do bác sỹ không muốn về cơ sở.

Trái lại, Số lượng y sĩ tập trung khá nhiều ở tuyến xã do trước đây tỉnh có chính sách hổ trợ cho các nhân viên y tế có trình độ trung học ở tuyến xã nâng cao trình độ thành y sĩ. Mặc khác, trong những năm trước đây, do cơ cấu tổ chức của ngành y tế thay đổi theo hướng tách trung tâm y tế huyện thành 3 cơ quan: Bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế huyện nên một số bác sỹ ở tuyến xã đã được đưa lên tuyến huyện để giữ các chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan này, làm cho tình hình bác sỹ tuyến xã càng thiếu hụt trầm trọng hơn.

- Cơ cấu y sỹ theo tuyến:

Với tình trạng thiếu bác sỹ điều trị, lực lượng y sĩ đã góp phần tích cực trong công tác khám chữa bệnh ở tuyến dưới, đặc biệt là tuyến xã. Theo thống kê của sở y tế, số lượng y sĩ ở tuyến xã chiếm 27,66%, trong khi tuyến huyện 20,72% và tuyến tỉnh chỉ có 6,23%. Tuy nhiên lực lượng này được đào tạo từ rất lâu, trình độ chuyên môn hạn chế, do đó cần nghiên cứu lựa chọn và tạo

điều kiện cho y sĩ tuyến xã được theo học các khóa đào tạo bác sỹ cộng đồng hệ 4 năm để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở, mặc khác hạn chế sự dịch chuyển cán bộ về tuyến trên.

- Cơ cấu KTV y tế theo tuyến:

Số lượng KTV y tế tập trung ở tuyến tỉnh cao nhất (10,83%), tuyến huyện (9,81%) và thấp nhất là tuyến xã chỉ có (0,18%). Nguyên nhân của tình trạng này là do loại hình nhân lực này phải gắn liền với máy móc thiết bị y tế, trong khi đó ở ở tuyến xã việc đầu tư trang thiết bị rất sơ sài.

- Cơ cấu cán bộ điều dưỡng theo tuyến:

Số lượng điều dưỡng có trình độ đại học rất ít, chiếm tỷ lệ khoản 5% trên tổng số cán bộ điều dưỡng và đa số công tác tại tuyến tỉnh và huyện. Tuyến xã chỉ có điều dưỡng trình độ trung học và sơ học. Vì vậy, cần phải có giải pháp để nâng điều dưỡng từ trình độ sơ học lên trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn mới cho tuyến cơ sở.

- Cơ cấu nữ hộ sinh theo tuyến:

Nữ hộ sinh hiện đang công tác chủ yếu ở tuyến xã (19,33%), số còn lại phân bổ điều ở tỉnh và huyện. Hầu hết, nữ hộ sinh có trình độ trung học và sơ học. Tuy nhiên, nhiều năm qua lực lượng này đã đảm đương tốt nhiệm vụ, đặc biệt là tuyến xã.

- Cơ cấu cán bộ dược theo tuyến:

Cán bộ dược sỹ đại học tỉnh Kon Tum có 30 người, chiếm chưa đến 1% nhân lực ngành y tế, chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh (25,61%) số còn lại tuyến huyện (11,10%), tuyến xã chưa có. Riêng dược sỹ trung học phân bổ điều ở 3 tuyến. Một trong những nguyên nhân thiếu cán bộ dược sỹ công lập ở các tuyến là hiện tượng dịch chuyển cán bộ dược ra khu vực y tế tư nhân ở các thành phố. Do đó, cần nghiên cứu nhiều chính sách để thu hút, đào tạo nhằm bổ sung dược sỹ trong thời gian tới.

c. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế phân theo giới tính

Cơ cấu nguồn nhân lực y tế phân theo giới tính của tỉnh Kon Tum được thể hiện qua bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính

Giới tính Nam Nữ SL (Người) TL (%) SL (Người) TL (%) 2011 777 31,86 1662 68,14 2012 829 33,16 1671 66,84 2013 866 33,87 1691 66,13 2014 953 36,53 1656 63,47 2015 1523 56,24 1185 43,76

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Kon Tum)

Hình 2.9. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính

Nhìn vào bảng số liệu 2.11 và hình 2.9 ta thấy, giai đoạn 2011 – 2015, nguồn nhân lực nữ có số lượng áp đảo hơn so với nguồn nhân lực nam, đa số chiếm trên 60% tổng số nguồn nhân lực y tế. Từ năm 2015 nguồn nhân lực y tế nam cao hơn nguồn nhân lực nữ, chiếm 56,24% tổng nguồn nhân lực y tế tỉnh. 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 2013 2014 2015 Nam Nữ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)