Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 75 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon

3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum trong thời gian đến Tum trong thời gian đến

a. Mục tiêu tổng quát

Tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển sớm thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với vùng Tây Nguyên và cả nước; xây dựng kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển tiếp theo; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc; tăng cường hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương và huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Kon Tum thoát khỏi tỉnh nghèo.

Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị hóa và đẩy mạnh phát triển một số vùng kinh tế động lực, tạo điều kiện thúc đẩy các khu vực khó khăn trên địa bàn Tỉnh phát triển.

Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14,7% thời kỳ 2011-2020, trong đó thời kỳ 2011-2015 đạt 15,0%; thời kỳ 2016-2020 đạt 14,5%. GDP công

nghiệp-xây dựng tăng bình quân 20,0% thời kỳ 2011-2015, 17,5% thời kỳ 2016-2020; tương ứng với 2 thời kỳ trên, nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,8% và 8,0%, khu vực dịch vụ tăng 16,0% và 15,6%.

GDP/người của Kon Tum vào năm 2015 đạt 27,9 triệu đồng/người, gấp 2 lần so với năm 2010; năm 2020 đạt 53,2 triệu đồng/người, gấp 1,9 lần so với năm 2015.

Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng; nông- lâm- thủy sản; dịch vụ vào năm 2015 là 31,5%; 33,0% và 35,5%, năm 2020 là 38,5%; 25,1% và 36,4%.

Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 16-17%/năm thời kỳ 2011-2015 và 18-19% thời kỳ 2016-2020; theo đó, giá trị xuất khẩu của tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 125-130 triệu USD và năm 2020 khoảng 300- 320 triệu USD.

Tốc độ tăng dân số chung bình quân thời kỳ 2011-2015 khoảng 2,9%/năm và khoảng 3,3%/năm thời kỳ 2016-2020. Đến năm 2015 quy mô dân số đạt 510 nghìn người và năm 2020 khoảng 600 nghìn người. Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đến năm 2015 khoảng 46,1% và 53,3% vào năm 2020.

Đạt tỷ lệ 10-11 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2015 và 11-12 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2020. Đến năm 2015, số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 41,5 giường và đến năm 2020 là 46,3 giường.

c. Dự báo tình hình dịch bệnh

Sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bằng nhiều đường bởi các loại truyền bệnh trung gian (vi trùng, côn trùng), các tác nhân gây bệnh, chất lượng nước và không khí,…

Ô nhiễm môi trường gày càng nặng nề như: cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước, không khí sẽ dẫn đến phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tật, như: Hô hấp, bệnh ung thư,…

Khí hậu nóng lên, nước biển trào dâng sẽ làm giảm tới 50% nhu cầu cung cấp nước sạch cho con người. Và một khi nguồn nước ngọt bị giảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đến sản xuất nông nghiệp, đến điện năng và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Kinh tế của tỉnh ngày càng được đầu tư và phát triển, hoạt động kinh tế ngày càng nhiều, khi vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường ở vùng xung quanh, gây ra thiệt hại cho con người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng.

Vì những lẽ đó, nguồn nhân lực y tế thật sự là vấn đề cần được tỉnh, Nhà nước quan tâm hàng đầu, cần đầu tư phát triển ngày một tốt hơn, hợp lý hơn, phải có chiến lược phát triển cụ thể để nâng cao chất lượng cá bộ y tế cùng với tiến bộ khoa học để giúp nhân dân hạn chế tối đa các rủi ro về bệnh tật và tránh những dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)