Các nhân tố về xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 34 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố về xã hội

a. Dân số

Quy mô dân số và sự phát triển dân số cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lực y tế. Dân số tăng lên đòi hỏi số lượng nhân viên y tế phải tăng lên tương ứng để đảm bảo quy trình khám chữa bệnh cho người dân. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế và chính sách an sinh xã hội mà mỗi quốc gia đưa ra các chỉ tiêu khác nhau về số lượng cán bộ y tế. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ phấn đấu của ngành y tế là: Số cán bộ y tế/10000 dân, số bác sỹ/10000, số dược sỹ đại học/10000 dân,…

Gia tăng dân số là cơ sở hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Khi dân số tăng chậm thì dân số sẽ già hóa với tỷ lệ sinh chậm, uổi thọ trung bình cao thì các bệnh của người già tăng nhanh. Vì thế, các hệ thống chăm sóc sức khỏe và hưu trí sẽ gặp vấn đề khó khăn. Khi dân số tăng nhanh thì dẫn đến tình trạng dân số sẽ bị trẻ hóa với tỷ lệ sinh nhanh làm cho các bệnh của trẻ sơ sinh cũng phát triển, cũng gây cho ngành y tế nhiều khó khăn. Tuy nhiên , sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ làm hủy hại môi trường tài nguyên thiên nhiên, khan hiếm lương thực, nghèo đói, mù chữ, thất nghiệp,… và kèm theo những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Dân số tăng nhanh thường tập trung ở những nước kém phát triển, khả năng dinh dưỡng hạn hẹp, nghèo đói làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng lên. Vì vậy, dân số tăng nhanh là điều kiện thuận lợi để cho các mầm mống phát triển.

b. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động cũng chịu ảnh hưởng của gia tăng dân số, làm cho ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực y tế. Khi dân số tăng nhanh thì lực lượng lao động cũng tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số. Vì vậy, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tình trạng thất nghiệp tăng cao, chất lượng cuộc sống của người lao động giảm xuống, chế độ dinh dưỡng từ đó mà không đầy đủ, các tệ nạn về giao thông và xã hội tăng nhanh làm cho các bệnh truyền nhiễm như HIV, AIDS,… cũng tăng nhanh. Vì thế, làm cho ngành y tế phải gặp khó khăn.

c. Truyền thống, tập quán

Đối với nguồn nhân lực y tế thì văn hóa, lối sống có tác động đến việc hoạch định, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Căn cứ vào văn hóa, lối sống mà nguồn nhân lực cần xây dựng cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho phù hợp với dân cư từng vùng. Bên cạnh đó, cần phải phân bổ nguồn nhân lực hợp lý cho từng vùng nhằm phát triển trình độ dân trí, xóa tập tục truyền thống lạc hậu làm cho người dân ý thức và biết quan tâm hơn đế sức khỏe.

Làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân tự bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh: Tăng cường giáo dục trong các trường học những kiến thức tự xử lý các vấn đề sức khỏe thông thường; trang bị kiến thức chăm sóc con cái cho các cặp vợ chồng trẻ để họ tự chăm sóc con tốt hơn,… tức là giảm cầu về nhân lực y tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)