Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực trong thờ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực trong thờ

thời gian qua

Đánh giá thực trạng về phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên y tế giúp ngành y tế nắm được chất lượng nguồn nhân lực của ngành, đồng thời từ đó có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo nâng cao kiến thức là một nhu cầu tất yếu của mỗi cá nhân và là nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, những vấn đề vế sức khỏe và bệnh tật của con người luôn thay đổi theo chiều hướng đa dạng hơn thì việc đào tạo, cập nhật kiến thức và kỹ năng đối với nhân lực y tế là một tất yếu.

Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo phát triển kiến thức chuyên môn của nguồn nhân lực ngành y tế trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ y, bác sỹ được quan tâm cũng cố cả về số lượng và chất lượng. Số lượng cán bộ y tế được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn ngày càng được quan tâm hơn.

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của nhân lực ngành y tế tỉnh trong những năm qua được chú trọng đẩy mạnh trên tất cả các mặt như: Đào tạo thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ, dược sỹ theo địa chỉ, đào tạo nâng cao tại chỗ,…

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện qua bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12.Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015 ĐVT: Người Loại CBYT 2011 2012 2013 2014 2015 Bác sỹ 355 385 422 454 481 Tiến sỹ 0 0 0 0 1 Thạc sỹ 12 11 12 15 14 Bác sỹ chuyên khoa 1 112 130 141 141 138 Bác sỹ chuyên khoa 2 3 5 5 6 8 Củ nhân điều dưỡng 17 23 38 39 51 Cao đẳng điều dưỡng 24 29 40 42 50 Trung cấp điều dưỡng 524 550 569 580 609 Sơ cấp điều dưỡng 129 120 90 84 76 Cử nhân hộ sinh 13 5 5 5 7 Cao đẳng hộ sinh 0 0 0 0 67 Trung cấp hộ sinh 200 207 207 210 157 Sơ cấp hộ sinh 36 55 30 28 21 Y sỹ 350 355 341 332 339 Dược sỹ đại học 18 19 24 29 30 Dược sỹ chuyên khoa 1 0 0 0 1 1 Dược sỹ trung cấp 204 213 209 219 226

Dược tá 51 46 37 31 24 (Nguồn: Sở y tế tỉnh Kon Tum)

Nhìn vào bảng số liệu 2.12 trên cho thấy:

Cán bộ ngành y có xu hướng tăng khá nhanh, riêng bác sỹ loại hình khá đa dạng, có cả tiến sỹ, thạc sỹ và chuyên khoa cấp 1, 2 với số lượng 642 người.

Hiện nay, tỉnh Kon Tum vẫn chưa tiến sỹ, thạc sỹ ngành dược, chỉ có đào tạo đến trình độ đại học.

Do đó, cơ cấu nguồn nhân lực chưa hợp lý, nguồn nhân lực chỉ tập trung chủ yếu vào ngành y, còn ngành dược sỹ thì chưa phát triển gì nhiều, gây ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và khả năng phòng bệnh. Mặc khác, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở y tế chưa tốt, trang thiết bị thực hành còn thiếu thốn, vì thế chưa đáp ứng được công việc chuyên môn cho nhân viên y tế. Bênh cạnh đó, một số đơn vị y tế ở các vùng hiện thiếu cán bộ nhưng do điều kiện sống khó khăn, chế độ đãi ngộ thấp nên các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa dù còn nhiều chỉ tiêu biên chế nhung cũng không tuyển được nhân lực đến làm việc. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho nguồn nhân lực y tế là rất quan trọng và cấp thiết.

Các hình thức đào tạo chủ yếu là:

- Đào tạo hệ chính quy trình độ đại học Y Dược theo hình thức cử tuyển. - Đào tạo hệ chính quy trình độ đại học Y Dược theo địa chỉ sử dụng.

Bảng 2.13. Số lượng cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn từ 2011 – 2015 Trình độ đào tạo 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số Tiến sĩ 0 0 0 0 1 1 Thạc sỹ 4 0 3 1 3 11 Bác sỹ chuyên khoa II 1 2 1 3 1 8 Bác sỹ chuyên khoa I 12 15 10 7 8 52 Dược sỹ chuyên khoa I 2 0 0 1 0 3 Bác sỹ cử tuyển 11 3 5 1 0 20

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Kon Tum)

Từ bảng số liệu 2.13 Trên cho thấy:

- Tuy được sự quan tâm của tỉnh về chế độ, chính sách nhưng số lượng cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ từ đại học trở lên hàng năm không nhiều và phát triển không đều qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này

là nguồn tuyển sinh đầu vào rất khó khăn.

- Các loại hình nhân lực y tế có trình độ càng cao thì số lượng người đi học cangd ít như: Tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II,… Nguyên nhân do các chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học của tỉnh chưa đủ mạnh để các bác sĩ yên tâm đi học nâng cao trình độ.

Chính vì lẽ đó, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Kon Tum hiện nay còn tồn tại một số bấc cập như:

- Chưa có chuyên gia đầu ngành giỏi làm nòng cốt để phát triển kỹ năng của nhân lực y tế.

- Tỷ lệ bác sỹ và dược sỹ đại học trên vận dân thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước.

- Chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp ứng yêu cầu, một số bác sỹ, điều dưỡng khi mới tốt nghiệp chưa có khả năng cung cấp các loại dịch vụ y tế thông thường. Tay nghề của sinh viên khi ra trường còn thấp do ít được thực hành trên người bệnh.

Quy mô đào tạo tăng lên, số lượng sinh viên ra trường hàng năm tăng lên, nhưng chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng vào một số đơn vị y tế công lập lại hạn chế.

Một số đơn vị y tế ở các vùng và lĩnh vực khó khăn hiện rất thiếu cán bộ nhưng do điều kiện sống khó khăn, chế độ đãi ngộ thấp nên các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa mặc dù còn nhiều chỉ tiêu biên chế nhưng cũng không tuyển được nhân lực đến làm việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)