Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 68 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Để khuyến khích nhân viên y tế có tinh thần làm việc gắn bó lâu dài với tổ chức thì yếu tố động lực cho nhân viên là yếu tố rất quan trọng và cần thiết.

Các yếu tố tạo ra động lực cho nhân viên y tế bao gồm:

a. Chính sách tiền lương

Ngành y tế tỉnh đã trả lương cho nhân viên y tế theo quy định của Nhà nước.

Tiền lương = Tiền lương cơ bản + các khoản phụ cấp + tiền thưởng + phúc lợi

Trong đó:

- Lương cơ bản (LCB): Là khoản tiền lương trả cho người lao động theo các chức danh công việc đảm nhận, theo trình độ chuyên môn, được tính như sau:

LCB = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương

+ Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định

+ Hệ số lương: Là hệ số theo thang bảng lương áp dụng theo trình độ chuyên môn.

- Các khoản phụ cấp (PC)

+ PC chức vụ: phụ cấp chức vụ của nhân viên y tế áp dụng cách tính các hệ số phụ cấp chức danh công việc Nhà nước quy định.

Công thức tính:

Phụ cấp = Lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp

- Tiền thưởng: Là một trong những biện pháp ngành y tế áp dụng để khuyến khích người lao động trong quá trình làm việc, qua đó nâng cao năng suất lao động, chất lương và thời gian làm việc của của nhân viên y tế.

Tỉnh Kon Tum cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ y tế, giúp cán bộ y tế thêm gắn bó với nghề.

Các nhân viên y tế công tác tại các trạm y tế ở tuyến huyện, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi 70% mức lương theo ngạch, bậc. Bên cạnh đó, nhân viên y tế ở các vùng được cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ, học tập, trao đổi kinh nghiệm thì được hổ trợ tiền mua tài liệu để học tập, hổ trợ 100% tiền học phí, tiền phụ cấp đi lại,…

Đối với các bác sỹ tình nguyện về công tác tại các miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại,.. tương ứng với công việc và địa bàn khu vực nơi nhân viên y tế đến làm việc.

Tuy nhiên chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế vẫn còn thấp, chưa tương xứng với lao động đặc thù ngành. Các khoản phụ cấp, ưu đãi hiện nay chưa đảm bảo tính công bằng giữa cán bộ y tế trẻ và và cán bộ y tế lâu năm.

Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với nhân viên y tế chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn được bác sỹ, dược sỹ đại học theo nhu cầu. Nguồn nhân lực một số ngành đòi hỏi trình độ cao thì không thể tuyển đủ được.

b. Về đời sống tinh thần

Bên cạnh việc quan tâm đến các yếu tố vật chất để tạo động lực làm việc cho nhân viên, các cấp lãnh đạo của ngành y tế tỉnh Kon Tum cũng cần quan tâm tốt đến các yếu tố về mặc tinh thần.

Thứ nhất, các cấp lãnh đạo của ngành y tế tỉnh Kon Tum rất coi trọng ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng của nhân viên y tế cho ngành y tế về các vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần, tâm tư nguyện của họ. Trong quá trình quản lý, các cấp lãnh đạo của ngành y tế tỉnh Kon Tum thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên y tế và có biện pháp giải quyết thỏa đáng. Tại các cơ sở y tế có thùng thư góp ý để cho nhân viên y tế có gì thắc mắc trong công việc hoặc các cấp lãnh đạo không công bằng, không quan tâm

nhân viên thì có thể viết thư góp ý.

Thứ hai, Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. Tại các cơ sở y tế mối quan hệ qua lại giữa các nhân viên y tế trong cùng một bộ phận với nhau rất gần gũi thân thiện. Bên cạnh đó, nhân viên y tế trong các cơ sở y tế đông nên ban lãnh đạo cũng chưa nắm được tình hình thực tế của từng nhân viên y tế để có biện pháp và chính sách kịp thời động viên họ. Đây cũng là vấn đề mà các cấp lãnh đạo của ngành y tế rất quan tâm.

Thứ ba, các cấp lãnh đạo của ngành y tế vận động và khuyến khích nhân viên y tế tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động tại các cơ sở y tế, tham gia vào các tổ chức công đoàn, tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác.

Thứ tư, các cấp lãnh đạo của ngành y tế tổ chức biểu dương, khen thưởng và tôn vinh những tập thể, nhân viên y tế giỏi. Việc tuyên dương, khen thưởng được thực hiện thông qua sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết hàng năm hoặc sau mỗi đợt thi đua kết thúc và đột xuất cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong mọi hoạt động của ngành.

Thứ năm, tổ chức các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại trong năm do ngành và tỉnh phát động. Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi và các hoạt động khác như: hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động văn nghệ,… Tuy nhiên các hoạt động vẫn chưa được tổ chức thường xuyên và vẫn chưa lôi kéo được đa số cán bộ tham gia.

c. Điều kiện, môi trường làm việc

Điều kiện, môi trường làm việc và công tác bảo hộ lao động là một nhân tố không thể thiếu ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên y tế. Điều kiện làm việc không đảm bảo, không nằm trong tiêu chuẩn cho phép sẽ làm giảm năng suất lao động. Điều kiện làm việc tốt, môi trường làm việc đảm bảo sẽ là nguồn động lực lớn để các nhân viên y tế hăng say và an tâm

trong công việc. Nắm bắc được tâm lý của người lao động, các cấp lãnh đạo đã không ngừng hoàn thiện cố gắn tạo môi trường tốt nhất cho nhân viên y tế làm việc.

Bên cạnh đó, việc tạo môi trường làm việc thân thiện gần gủi giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau cũng rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề trên, ngành y tế luôn cố gắn tạo ra một môi trường làm việc thỏa mái, tạo sự gần gủi giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.

d. Cơ hội phát triển ngề nghiệp

Để tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế thì vấn đề “Đề bạc và bổ nhiệm cán bô” là vấn đề không kém phần quan trọng. Nó kích thích nhân viên y tế say mê làm việc với hy vọng được cân nhắc, đề bạc tới một chức vụ cao hơn với mức lương hợp lý hơn, và công việc hấp dẫn hơn. Nắm bắc được vấn đề này, công tác bổ nhiệm cán bộ, quy hoạch cán bộ kế thừa được các cấp lãnh đạo của ngành y tế quan tâm.

Về mặc phát triển nghề nghiệp, các cấp lãnh đạo ngành y tế đã và đang tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn - nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, các lớp kỹ năng mềm cho cán bộ nhân viên y tế.

Tuy nhiên công tác quy hoạch cán bộ quản lý chỉ tập trung vào một số ít người, còn mang tính chủ quan, kiêng nể. Đội ngũ cá bộ chủ chốt sau khi được đề bạc, bổ nhiệm vẫn chưa phát huy tính năng động sáng tạo, chưa phát huy huy hết chức năng nhiệm vụ được phân công.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)