Nguyên nhân của hạn chế phát tiển nguồn nhân lực y tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế phát tiển nguồn nhân lực y tế

- Có thể nhìn nhận và đánh giá thực trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là môi trường làm việc tại các cơ sở y tế chưa hấp hẫn, chưa đủ sức thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học và người có chuyên môn giỏi về làm việc. Có thể nói nghề y là một nghề “đặc biệt”, được đào tạp đặc bệt nhưng việc thu hút và sử dụng lao động lại chưa có những chính sách “đặc biệt”, do đó dẫn đến tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ đại học trầm trọng như hiện nay.

- Cơ cấu nguồn nhân lực y tế thiếu trầm trọng ở các tuyến dưới, y tế dự phòng, y tế xã phường thiếu nguồn nhân lực giỏi. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ở tuyến huyện thiếu đội ngủ các chuyên gia, chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bác sỹ, dược sỹ trình độ đại học. Ngoài ra ngành y tế dự phòng thiếu nhân lực trầm trọng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa dịch bệnh.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực còn yếu, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe, khám vàchữa bệnh cho người dân, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn.

- Chưa có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên gia để đào tạo kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm cho nhân lực đang làm việc hoặc mới tuyển dụng.

- Trình độ nhận thức của một số cán bộ y tế chưa cao, có hiện tượng suy thoái đạo đức, quan liêu.

- Môi trường làm việc tại các cơ sở y tế chưa hấp dẫn, chưa đủ sức thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học và người chuyên môn giỏi về làm việc.

- Lương của cán bộ là bác sỹ, dược sỹ đại học mới ra trường thấp so với một số ngành khác. Điều kiện làm việc của các cơ sở y tế xã, phường còn khó khăn, công tác quản lý cán bộ còn nhiều hạn chế. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở một số đơn vị chưa tốt, chưa động viên khuyến khích cán bộ yên tâm công tác phục vụ lâu dài.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum trong thời gian đến Tum trong thời gian đến

a. Mục tiêu tổng quát

Tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển sớm thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với vùng Tây Nguyên và cả nước; xây dựng kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển tiếp theo; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc; tăng cường hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương và huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Kon Tum thoát khỏi tỉnh nghèo.

Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị hóa và đẩy mạnh phát triển một số vùng kinh tế động lực, tạo điều kiện thúc đẩy các khu vực khó khăn trên địa bàn Tỉnh phát triển.

Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14,7% thời kỳ 2011-2020, trong đó thời kỳ 2011-2015 đạt 15,0%; thời kỳ 2016-2020 đạt 14,5%. GDP công

nghiệp-xây dựng tăng bình quân 20,0% thời kỳ 2011-2015, 17,5% thời kỳ 2016-2020; tương ứng với 2 thời kỳ trên, nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,8% và 8,0%, khu vực dịch vụ tăng 16,0% và 15,6%.

GDP/người của Kon Tum vào năm 2015 đạt 27,9 triệu đồng/người, gấp 2 lần so với năm 2010; năm 2020 đạt 53,2 triệu đồng/người, gấp 1,9 lần so với năm 2015.

Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng công nghiệp-xây dựng; nông- lâm- thủy sản; dịch vụ vào năm 2015 là 31,5%; 33,0% và 35,5%, năm 2020 là 38,5%; 25,1% và 36,4%.

Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 16-17%/năm thời kỳ 2011-2015 và 18-19% thời kỳ 2016-2020; theo đó, giá trị xuất khẩu của tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 125-130 triệu USD và năm 2020 khoảng 300- 320 triệu USD.

Tốc độ tăng dân số chung bình quân thời kỳ 2011-2015 khoảng 2,9%/năm và khoảng 3,3%/năm thời kỳ 2016-2020. Đến năm 2015 quy mô dân số đạt 510 nghìn người và năm 2020 khoảng 600 nghìn người. Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đến năm 2015 khoảng 46,1% và 53,3% vào năm 2020.

Đạt tỷ lệ 10-11 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2015 và 11-12 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2020. Đến năm 2015, số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 41,5 giường và đến năm 2020 là 46,3 giường.

c. Dự báo tình hình dịch bệnh

Sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bằng nhiều đường bởi các loại truyền bệnh trung gian (vi trùng, côn trùng), các tác nhân gây bệnh, chất lượng nước và không khí,…

Ô nhiễm môi trường gày càng nặng nề như: cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước, không khí sẽ dẫn đến phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tật, như: Hô hấp, bệnh ung thư,…

Khí hậu nóng lên, nước biển trào dâng sẽ làm giảm tới 50% nhu cầu cung cấp nước sạch cho con người. Và một khi nguồn nước ngọt bị giảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đến sản xuất nông nghiệp, đến điện năng và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Kinh tế của tỉnh ngày càng được đầu tư và phát triển, hoạt động kinh tế ngày càng nhiều, khi vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường ở vùng xung quanh, gây ra thiệt hại cho con người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng.

Vì những lẽ đó, nguồn nhân lực y tế thật sự là vấn đề cần được tỉnh, Nhà nước quan tâm hàng đầu, cần đầu tư phát triển ngày một tốt hơn, hợp lý hơn, phải có chiến lược phát triển cụ thể để nâng cao chất lượng cá bộ y tế cùng với tiến bộ khoa học để giúp nhân dân hạn chế tối đa các rủi ro về bệnh tật và tránh những dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế tỉnh Kon Tum tỉnh Kon Tum

a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng hệ thống y tế tỉnh Kon Tum từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.

b. Mục tiêu cụ thể

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, thực hiện được một số kỹ thuật đơn giản trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về mắt, răng, tai - mũi - họng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em.

Hệ thống y tế được kiện toàn và ổn định từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ có trình độ trong quản lý khá, trình độ chuyên môn giỏi.

Công tác điều trị phục vụ theo cụm dân cư tạo thuận lợi cho nhân dân tiếp xúc dễ dàng các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng. Bệnh viện đa khoa tỉnh được trang bị tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I, thực hiện thường xuyên một số kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi đối với các bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, sản phụ khoa, phẫu thuật sọ não, thần kinh, mạch máu, phẫu thuật tạo hình, điều trị các bệnh ung thư…

Xây dựng cụ thể cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với hệ thống y tế, đáp ứng cơ bản yêu cầu nhân lực y tế cho các chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế, đặc biệt là đội ngủ cán bộ mới, đảm bảo cập nhật đầy đủ các nghiệp vụ mới, công nghệ mới trong lĩnh vực y tế. Thực hiện việc tuyển dụng theo kế hoạch đề ra, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của ngành y tế.

Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, căn cứ vào các chủ trương quy hoạch cán bộ lãnh đạo, xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo các lớp quản lý nghiệp vụ nâng cao, đào tạo bổ sung kiến thức quản lý kinh tế - tài chính, cũng như kỹ năng cho các nhân viên y tế để nâng cao năng lực phù hợp cho công việc.

Tiếp tục công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành y tế.

Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương; làm tốt công tác trả lương cơ bản, lương khoán, thực hiện tốt chế độ khen thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi cho nhân viên, lao động một cách khách quan, rõ ràng và đảm bảo công bằng.

trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngành y tế

a. Cơ cấu nhân lực đảm bảo tỷ lệ theo ngành đào tạo

Qua phân tích thực trạng cơ cấu nhân lực y tế theo ngành đào tạo của tỉnh Kon Tum ta thấy, tỷ lệ điều dưỡng và nữ hộ sinh/ bác sỹ, tỷ lệ DS đại học/ bác sỹ và tỷ lệ DS đại học/ DS trung cấp còn rất thấp. Do vậy, cần bổ sung nhân lực y tế theo những trình độ này, đặc biệt là bác sỹ, dược sỹ đại học. Số KTV và NHS còn thiếu cũng cần được bổ sung và bổ sung thêm một số lượng ứng với số bác sỹ mới được bổ sung để phụ tá, hổ trợ cho bác sỹ đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Để thực hiện việc bổ sung nhân lực y tế cho tỉnh thì cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Về nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học: Tỉnh cần có chính sách mạnh hơn để thu hút, nhất là đối tượng sinh viên mới ra trường là con em của tỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách hợp lý để giữ chân những đối tượng này ở lại lâu dài phục vụ cho tỉnh, hạn chế thấp nhất cán bộ chuyển công tác đi những nơi khác. Mặc khác, tỉnh cũng cần có chính sách hổ trợ đào tạo những cán bộ y tế có trình độ thấp hơn theo hình thức liên thông tại các trường đại học y, dược có uy tín trong nước để nâng cao trình độ và bổ sung nhân lực.

- Về nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên: Phần lớn nhân lực này có thể đào tạo tại trường Trung học y tế tỉnh Kon Tum. Do vậy, nếu cần thiết tỉnh cần kết hợp với trường Trung học y tế tỉnh Kon Tum để đào tạo bổ sung cho đủ số lượng theo nhu cầu đã vạch ra của tỉnh. Mặc khác, cũng cần đào tạo nâng cao số cán bộ này lên trình độ cao hơn theo hình thức liên thông với các Trường đại học y, dược trong cả nước.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực bảo đảm phân bố theo tuyến

Bên cạnh việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo ngành đào tạo, tỉnh cần quan tâm đến việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực phân theo tuyến. Ngành y tế tỉnh đặt ra mục tiêu phải đạt được các chỉ số quan trọng để phục vụ tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân từ tuyến tỉnh đến các tuyến cơ sở.

Thực hiện theo hướng dẫn thông tư số 06/2008/TT-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tuyển sinh đào tạo nâng cao y sĩ hoặc liên thông đại học, cao đẳng y, dược nhằm tăng cường cá bộ cho các tuyến, nhất là để bổ sung cho trạm y tế xã, bảo đảm cho tuyến xã đủ khả năng chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Cần phải có quy định luân chuyển bác sỹ tuyến trên về phục vụ tuyến dưới trong một thời gian nhất định nhằm tăng cường nhân lực ở các tuyến huyện, xã khó khăn, hạn chế cán bộ có trình độ chuyên môn tập trung owe các tuyến có điều kiện kinh tế - xã hôi thuận lợi, đồng thời tạo cơ hội cho các nhân lực có trình độ yếu hơn có cơ hội được nâng cao tay nghề khi được học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cao hơn ở tuyến trên hướng dẫn.

Bổ sung bác sĩ chuyên khoa cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Đào tạo nâng cao y sỹ hoặc liên thông đại học để bổ sung cho trạm y tế xã phường.

Tăng cường y tế dự phòng và y tế cộng đồng tại các huyện. Xử lý các ổ bệnh phát sinh trên địa bàn, tăng cường tuyên truyền về sức khỏe cho người dân.

3.2.2. Phát Triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế, tỉnh Kon Tum cần phải xác định cụ thể đối với từng đối tượng để chuẩn hóa, tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Triển khai công tác đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế theo Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế để tăng cường và bổ sung nguồn nhân lực có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa II, chuyên khoa I, đại học còn thiếu ở đơn vị.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho các nhân viê y tế, đồng thời hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến phục vụ cho ngành y tế, đảm bảo nhu càu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân.

Đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải liên tục và thường xuyên nhất là bác sỹ, dược sỹ. vai trò của các hình thức đào tạo là:

- Đào tạo liên thông nhằm tăng cường đội ngũ bác sỹ đa khoa, điều dưỡng đại học, dược sỹ đại học. Hình thức vừa học vừa làm để vừa giữ chân nhân viên tại cá tuyến, vừa nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của họ.

- Đào tạo sau đại học nhằm tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng khả năng quản lý của các nhân viên y tế.

- Đào tạo theo hình thức cử tuyển: áp dụng đối với đối tượng là học sinh các dân tộc huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, sau khi tốt nghiệp sẽ được bố trí về công tác tại địa bàn.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: chính quy, tại chức, cử tuyển, đào tạo theo dịa chỉ, theo nhu cầu, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật, đàotạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao,… Vì vậy, các cấp lãnh đạocủa nghành đã đưa ra một số phương thức đào tạo sau:

- Đào tạo nhấn hạn, có thời gian dưới 3 tháng

Căn cứ nhu cầu, tiến hành đào tạo theo hướng chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ với hình thức đào tạo tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày bao gồm đào tạo bồi dưỡng tư vấn,hổ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đào tạo tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)