6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên y tế
Ngày nay, bên cạnh việc phát triển chuyên môn - nghiệp vụ và các kỹ năng thì nhận thức cũng là nhân tố rất quan trọng. Nhận thức có tốt thì công việc mới được hoàn thiện và làm cho chất lượng của các dịch vụ y tế mới được nâng cao.
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên y tế, ngành y tế cần thực hiện những giải pháp sau:
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng nhân viên y tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.
Lấy ý kiến rộng rãi, công khai các ý kiến của các y, bác sỹ về các quy định, chế độ, chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, thu nhập, tiền lương,… nhằm tạo sự đồng thuận về nhận thức của các y bác sỹ toàn tỉnh.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về y đức cho cán bộ y tế để mỗi cán bộ y tế có thể nhận thức được về ý nghĩa cao quý của nghề y.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, uy tín của cán bộ, nhân viên. Xây dựng, duy trì và phát huy tác phong công nghiệp, tinh thần phấn đấu, lòng nhiệt huyết và ý thức tổ chức kỹ luật trong thực hiện nhiệm vụ được giao, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng.
Làm cho cán bộ, nhân viên phải luôn nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với tổ chức. Mỗi cán bộ, nhân viên không những chỉ biết về chuyên môn nghiệp vụ đối với lĩnh vực mình đang phụ trách, mà cần phải tích cực học tập, nghiên cứu các lĩnh vực khác để nâng cao hiểu biết, nhận thức của bản thân, tích lũy vốn sống, hoàn thiện bản thân.
Nâng cao nhận thức của bản thân nhân viên thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức.
Tổ chức cuộc thi về nhận thức cho cán bộ, nhân viên y tế nhằm tạo phong trào nhận thức trong công việc của nhân viên.
Giáo dục và làm cho đội ngũ y, bác sỹ luôn nhận thức đúng đắn về trách nhiệm cao cả sự thiêng liêng của nghề y và luôn đòi hỏi phải không ngừng cố gắn phấn đấu, học tập, cập nhật kiến thức chuyên môn, tích lũy vốn sống, kinh nghiệp hoạt động xã hội để có đủ bản lĩnh và uy tín trước người bệnh.
Xử lý nghiêm minh, khen thưởng kịp thời tác phong làm việc, văn hóa ứng xử của thầy thuốc với bệnh nhân.
Tổ chức định kỳ khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân và người nhà, theo dõi sát sao đơn thư khiếu nại, xây dựng hợp thư góp ý, định kỳ kiểm tra, giám sát, thăm hỏi người bệnh,…