Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Động lực là cái thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc và cống hiến. Động lực được hình thành bởi nhu cầu là lợi ích. Nhu cầu là đòi hỏi của con người muốn có điều kiện nhất định để sống và phát triển; lợi ích là nhu cầu được thỏa mãn. Vì vậy, nây cao động lực thúc đẩy cho nguồn nhân lực là tmf cách tạo điều kiện thuận để người lao động hoàn thành nhiệm vụ, tăng cường khuyến khích bằng vật chất để người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình phục vụ cho công việc.

Việc nâng cao động lực thúc đẩy cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng, khi nhu cầu được thỏa mãn người lao động năng nổ, hăng hái, tích cực nhiệt tình hơn trong công việc, từ đó khích lệ người lao động nâng cao thành tích, giúp họ hoàn thành một cách hiệu quả. Trong quá trình đó, là quá trình tương tác hai bên giữa người sử dụng lao động và người lao động biểu hiện qua 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc: Đó là yếu tố tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi; quan tâm đến đời sống tinh thần; môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến.

a. Chính sách tiền lương

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc được hai bên thỏa thuận.

Các yếu tố cấu thành tiền lương bao gồm: Lương cơ bản, thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội,…

Thông thường có ba hình thức trả lương chủ yếu áp dụng trong tổ chứ, bao gồm: Trả lương theo thời gian, trả lương theo trình độ năng lực và trả lương theo kết quả thực hiện công việc.

Trong tổ chức, chính sách tiền lương có vai trò thúc đẩy người lao động cố gắng trong công việc. Như vậy, công tác tiền lương phải hướng đến các

mục tiêu thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Nếu tổ chức trả lương cho nhân viên thấp, họ sẽ không có động lực làm việc mạnh mẽ, nên năng suất lao động thấp. Còn với mức lương cao, tổ chức sẽ có khả năng thu hút và duy trì nuồn lao động giỏi.

Để trả lương cho nhân viên trong tổ chức một cách công bằng và hấp dẫn không phải là một việc làm đơn giản khi các nhà lãnh đạo không thể khi nào cũng theo sát từ cá nhân. Để đảm bảo công bằng, tổ chức phải xem xét tới các yếu tố như thâm niên công tác, thành tích và kỹ năng của từng nhân viên. Tiếp đến tổ chức phải thực hiện chế độ thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội một cách công bằng.

Sử dụng yếu tố tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất đối với mọi tổ chức. Nếu yếu tố này được thực hiện công bằng, hợp lý sẽ tạo động lực kích thích người lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả thực hiện công việc. Ngược lại, nếu thực hiện thiếu công bằng và hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ gay gắt, khi đó hiệu quả công việc của người lao động không cao và cũng có thể rời bỏ tổ chức.

Tiêu chí đánh giá khả năng nâng cao động lực thúc đẩy người lao động:

- Mức độ hài lòng của người lao động đối với vấn đề công tác tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi.

b. Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

Để hoàn thành tốt công việc người lao động ngoài yếu tố thu nhập còn cần phải được hổ trợ điều kiện làm việc như: Công cụ để thực hiện công việc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, ánh sáng, nhiệt độ, các chính sách về an toàn lao động,… Điều kiện làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu

hao sức lực và trí tuệ của người lao động trong lao động. Trong đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công vệc và điều kiện làm việc.

Muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên, tổ chức cần cải thiện điều kiện làm việc bằng các cách thức sau:

- Thay đổi tính chất công việc.

- Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường.

- Thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng.

Tùy vào mức độ sống và khả năng tài chính của tổ chức mà nhà lãnh đạo không ngừng tạo môi trường làm việc thuận lợi trong quá trình làm việc, tạo ra những điều kiện làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động.

Tiêu chí đánh giá về điều kiện làm việc

- Mức độ hài lòng của người lao động đối với vấn đề tình hình cải thiện môi trường, điều kiện làm việc..

c. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Thăng tiến là nhu cầu bậc cao trong hệ thống nhu cầu. Nhân viên nào cũng ước muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thực chất của việc thăng tiến là nhu cầu quyền lực. Trong một tổ chức, nhu cầu này chủ yếu thuộc về nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý, các kỹ sư, cử nhân và những người có trình độ cao. Đây là nhu cầu chính đáng, là điều cần phải làm của các tổ chức trong việc sử dụng nhân lực có trình độ cao, điều kiện thu hút nhân tài. Nắm bắc nhu cầu này, tổ chức tổ chức nên vạch ra những nất thang vọt kế tiếp cho họ phấn đấu, đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để nhân viên biết và phấn đấu, xem xét đến việc bổ nhiệm vượt bậc, bổ nhiệm trước thời hạn,…

- Mức độ hài lòng của người lao động đối với vấn đề thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh kon tum (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)