GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 50 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM VIỆT NAM

2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành phát triển

Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 01/04/1963 với tiền thân là Cục ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam theo quyết định số 115/CP do Hội đồng chính phủ ban hành ngày 30/10/1962. Ngày 14/09/1990, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang NHTM Nhà nƣớc hoạt động đa năng theo quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng.

Ngày 26/12/2007, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với tồng số vốn cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ (tương đương 97.500.000 cổ phần)

thông qua Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, ngày 23/05/2008, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam chính thức trở thành Ngân hàng thƣơng mại cổ phần theo quyết định số 138/GP-NHNN của thống đốc NHNN và giấy chứng nhận công

ty cổ phần số 0103024468 ngày 02/06/2008 do Sở kế hoạch và đầu tƣ Hà Nội cấp. Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu (mã chứng khoán VCB) tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã kí kết thành công Hợp đồng cổ đông chiến lƣợc với Mizuho Corporate Bank - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho Nhật Bản- Tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới thông qua việc bán 15% vốn cổ phần cho Mizuho.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập (1963-2013), Vietcombank đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới với thông điệp “Chung niềm tin vững tƣơng lai”, khẳng định sự đổi mới toàn diện của Vietcombank cả về hình ảnh và chất lƣợng hoạt động.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp với mạng lƣới bao gồm 01 Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 397 phòng giao dịch hoạt động 53/63 tỉnh thành phố trên toàn quốc, 04 công ty con tại Việt Nam, 02 công ty con tại nƣớc ngoài, 01 văn phòng đại diên tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại khu vực phía Nam, 02 Công ty con tại nƣớc ngoài (Công ty Vinafico Hồng Kông và Công ty chuyển tiền Vietcombank), 02 Đơn vị sự nghiệp (Trung tâm đào tạo, Trung tâm xử lý tiền mặt), 04 công ty liên doanh liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 2.500 ATM và hơn 82.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS trên toàn quốc. Hoạt động của Vietcombank còn đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới hơn 2.105 ngân hàng đại lí tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng nhân sự tính đến 31/12/2017 là 16.227 ngƣời.

Năm 2018, năm bản lề của giai đoạn chuyển đổi với dấu mốc lịch sử 55 năm phát triển, tiếp tục phƣơng châm hành động Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững và quan điểm điều hành Đổi mới - Kỷ cƣơng - Trách nhiệm, để hiện

thực hóa tầm nhìn và mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2020, trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và đƣợc quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, tập trung triển khai Ba trụ cột trọng tâm trong hoạt động kinh doanh năm 2018: Dịch vụ, Bán lẻ, Kinh doanh vốn và đầu tƣ. Đối với hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh phát triển sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mở rộng nguồn thu phí, nâng tỷ trọng thu dịch vụ (bao gồm phí và kinh doanh ngoại tệ) trong tổng thu nhập hoạt động. Mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển các kênh bán hàng theo hƣớng chuyển dần lƣợng giao dịch sang ngân hàng điện tử, phát triển các dịch vụ hợp tác với đối tác thứ ba, xây dựng và triển khai dự án chuyển đổi ngân hàng số, nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển dịch vụ ngân hàng thông minh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 50 - 52)