ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 91 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Để đạt đƣợc tham vọng chiếm lĩnh thị trƣờng và duy trì vị trí dẫn đầu, từ nay đến 2020, tăng trƣởng khách hàng và giao dịch NHĐT đặt mục tiêu đạt trung bình 30%-35% mỗi năm, nâng tỷ trọng giao dịch trên các kênh NHĐT (trong đó có Mobile Banking) đạt gần 20% trong tổng số giao dịch tại Vietcombank, tăng tỷ lệ thâm nhập dịch vụ Mobile Banking đạt khoảng 10% tổng số lƣợng giao dịch.

Xây dựng hạ tầng công nghệ đồng bộ, hỗ trợ quản trị CRM (quản trị quan hệ khách hàng), KMS (hệ thống hiểu biết về khách hàng), quản trị rủi ro an toàn bảo mật, theo dõi và hỗ trợ cảnh báo sớm các giao dịch bất thƣờng.

Mở rộng mạng lƣới hệ thống hƣớng đến khách hàng unbank xa xôi. Tại Vietcombank, phát triển kênh phân phối NHĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm với kế hoạch ƣu tiên đẩy mạnh dịch vụ Mobile Banking. Xác định thị trƣờng Mobile Banking vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, để khách hàng có thể nhanh chóng tận dụng đƣợc những ƣu thế nổi trội của dịch vụ, Vietcombank định hƣớng đồng thời đẩy mạnh cả hai mô hình Ngân hàng làm chủ đạo và Công ty làm chủ đạo. Việc phát triển đồng thời cả hai mô hình này trƣớc hết giúp Vietcombank cung ứng đƣợc dịch vụ tới nhiều phân khúc khách hàng. Nếu dịch vụ VCB-Mobile Banking (mô hình Ngân hàng làm chủ đạo) phù hợp với các khách hàng ở các khu vực đô thị, các thành phố lớn có sử dụng các dòng smartphone và ƣa thích công nghệ thì dịch vụ liên kết với các công ty viễn thông (mô hình Công ty làm chủ đạo) phục vụ đa dạng hơn đối tƣợng khách hàng tại cả thành thị, nông thôn. Tận dụng mạng lƣới rộng khắp của các công ty viễn thông, Ngân hàng có thể tiếp tục hợp tác phát triển các dịch vụ trên Mobile Banking (tƣơng tự Mobile BankPlus với Viettel hiện nay) hƣớng tới khách hàng ở vùng xâu vùng xa, nơi ngân hàng không có chi nhánh/phòng giao dịch. Trong tƣơng lai, khi các công ty viễn thông lớn khác là

Vinaphone và VMS Mobifone triển khai phát triển các ứng dụng tài chính thì Vietcombank sẽ thực hiện hợp tác để mở rộng phát triển Mobile Banking theo mô hình hợp tác Ngân hàng – Viễn thông đến hầu hết các thuê bao di động.

Bên cạnh đó, định hƣớng này còn giúp Vietcombank tận dụng đƣợc những lợi thế riêng có và cả những lợi thế từ phía đối tác. Nếu khai thác tốt điểm mạnh từ một thƣơng hiệu uy tín, từ nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và từ tập khách hàng cá nhân đông đảo, đồng thời nhanh chóng cải tiến, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tiềm năng để Vietcombank nhanh chóng gia tăng thị phần và khẳng định vị thế cho dịch vụ VCB - Mobile Banking là rất lớn. Trong khi đó, việc tăng cƣờng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để đẩy mạnh phát triển mô hình công ty làm chủ đạo giúp Vietcombank tận dụng đƣợc sức mạnh thƣơng hiệu của các bên và cơ hội bán hàng cho tập cán bộ, nhân viên cũng nhƣ khách hàng của đối tác. Thêm vào đó, nhờ mạng lƣới rộng khắp của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, việc hợp tác này còn giúp Vietcombank vƣơn nhanh và xa hơn tới những khu vực chƣa có sự hiện diện của Vietcombank.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 91 - 92)