Công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 31 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Công tác đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động” [8, tr.142]

Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa quan trọng đối với cả cá nhân và tổ chức, khi đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực cho người lao động, vì đó sẽ là cơ sở để đảm bảo sự công bằng trong trả lương, thưởng và thăng tiến…. kích thích người lao động làm việc, tăng lòng tin của người lao động với tổ chức. Đồng thời nó cũng giúp cho người lao động nhận thấy được những mặt yếu kém của mình trong quá trình làm việc để có các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bản thân

Kết quả của bảng đánh giá thực hiện công việc cũng giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đào tạo, bố trí nhân sự, thăng chức, khen thưởng, kỷ luật… đúng đắn. Để phát huy tác dụng động viên thì hệ thống đánh giá phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

thể, rõ ràng và có thể định lượng được theo từng loại công việc, từng loại đối tượng.

- Công khai các tiêu chí và các thang đo đánh giá kết quả thực hiện công việc.

- Phản hồi kết quả đánh giá kịp thời đề giúp người lao động hiểu rõ những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của bản thân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 31 - 32)