Chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2017-2025

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 75 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2017-2025

a. Viễn cảnh của nhà trường

“Xây dựng trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng trở thành một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm chất lượng cao đứng đầu trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, có uy tín và cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động trong khu vực.”

b. Sứ mệnh của nhà trường

“Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng là nơi trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản đến nâng cao giúp người học có thể phát huy và phát triển năng lực bản thân để có thể thành công trong tương lai.

Là nơi khơi nguồn cảm hứng, sự đam mê về các kỹ năng nghề, giúp cho người học hình thành và phát triển được những kỹ năng nghề chuyên nghiệp, có tư duy sáng tạo và khả năng tìm tòi học hỏi suốt đời nhằm góp phần tích cực vào nhu cầu phát triển của xã hội.

Là cầu nối gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các kỹ năng nghề vào thực tiễn xã hội trên tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt tình, trung thực, tôn trọng và chia sẽ kinh nghiệm nhằm hướng đến sự phát triển và thịnh vượng chung”.

c. Mục tiêu phát triển của trường

Mục tiêu chiến lược

Những năm tới, nhà trường quyết tâm phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn hóa vào năm 2025 về cả chất lượng lẫn số lượng.

- Về chất lượng: trong vòng 5 đến 7 năm tới, phấn đấu để hầu hết các chuyên ngành đào tạo đều có giáo viên trình độ cao.

- Về số lượng: bám sát nhu cầu thực tế để dự báo kế hoạch đào tạo và nghiên cứu khoa học cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của

đất nước, trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng quy mô đội ngũ cán bộ của trường.

Mục tiêu cụ thể

- Đội ngũ giáo viên đạt 50% có trình độ trên Đại học, (10 - 15% có trình độ tiến sĩ). Chủ nhiệm các Khoa chuyên ngành phải có trình độ Tiến sỹ. Các bộ môn cơ bản chủ nhiệm bộ môn phải có trình độ thạc sĩ.

- Giáo viên 80% sử dụng được ngoại ngữ chuyên môn, đọc sách chuyên môn, giao tiếp thông thường. 100% giáo viên dưới 40 tuổi đạt chuẩn trình độ tiếng Anh TOEIC

- Mỗi năm có ít nhất 1 giáo viên/1 khoa đi học trên đại học; 1 giáo viên/1 khoa/ 3 năm là nghiên cứu sinh.

- Cơ cấu đội ngũ được xây dựng theo tỷ lệ 1 giáo viên/20 HS-SV, tỉ lệ cán bộ nhân viên hành chính, phục vụ không quá 25% tổng biên chế.

- Từ nay đến năm 2025, nhà trường tiếp tục phát huy năng lực đào tạo các ngành nghề hiện có, mở thêm những ngành mới đáp ứng theo nhu cầu xã hội, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dự kiến chậm nhất đến năm 2020 sẽ mở thêm ngành điều dưỡng và chăm sóc sắc đẹp.

- Xây dựng ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học được giảng dạy tại nhà trường

- Phấn đấu mỗi khoa có ít nhất 3 bài báo khoa học được đăng mỗi năm - Tăng cường nhiều đề tài có tính thực tiễn đối vơi địa phương.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)