Tính chất công việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 34 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Tính chất công việc

Giáo viên dạy nghề phải có kiến thức thực tiễn đối với nghề mình đang dạy, phải không ngừng học hỏi thực tiễn để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, phải chuyển hướng đào tạo theo hướng cung sang cầu, giúp người học làm quen dần với thực tiễn trước khi ra trường

Là một cơ sở dạy nghề, không chỉ truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn cần rèn luyện nhân cách và thái độ làm việc cho thế hệ sau, do đó mức độ quan tâm từ xã hội và cộng đồng về kiến thức chuyên môn, chuẩn mực ứng xử của đội ngũ nhân lực nhà trường là rất lớn. Nếu thiếu động lực làm việc, người giáo viên sẽ mất dần tâm huyết với nghề, dạy theo kiểu hết giờ thì về dẫn đến hoạt động đào tạo của nhà trường không những không hiệu quả, gây lãng phí cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường.

Ý thức tự học của các sinh viên học nghề chưa cao vì vậy ngoài vấn đề dạy dỗ, còn cần nhiều sự quan tâm, đôn đốc theo dõi từ phía giáo viên. Công việc nhiều, áp lực lớn, khiến giáo viên dễ bị phân tâm trong hoạt động chuyên môn, nếu các chính sách đãi ngộ không tương xứng, điều kiện làm việc không tốt… sẽ dẫn đến giảm nhiệt huyết và tình yêu nghề nghiệp. Để có thể xây dựng được đội ngũ những người thầy yêu nghề thật sự, trước hết phải tạo động lực cho họ thông qua việc cải cách chính sách về lương, thưởng, đãi ngộ phù hợp với mức độ cống hiến, cải thiện điều kiện làm việc, tài liệu và thiết bị dạy học...

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức bằng cách làm rõ các khái niệm về động cơ, động lực và tạo động lực; trình bày mối quan hệ giữa tạo động lực và động cơ thúc đẩy; làm rõ vai trò của tạo động lực trong tổ chức. Tiếp đến tác giả khái quát các lý thuyết được vận dụng trong việc nghiên cứu tạo động lực cho người lao động: thuyết hệ thống cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow, thuyết 2 yếu tố của Frederic Herzberg, thuyết công bằng của Stacy Adam, thuyết kỳ vọng của Victor Vroom và thuyết tăng cường tích cực của Skinner. Bên cạnh đó, trong chương này, nội dung các chính sách tạo động lực cho người lao động bao gồm chính sách thù lao lao động, công tác bố trí công việc, công tác đánh giá thực hiện công việc, chính sách đào tạo, phát triển và môi trường làm việc,... cũng đã được phân tích làm rõ để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động và đề xuất giải pháp trong các phần sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 34 - 37)