Đặc điểm về nguồn lực của Trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 41 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm về nguồn lực của Trường

a. Đặc điểm về nguồn nhân lực

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng người lao động nhà trường từ năm 2014-2016 Năm học Chỉ tiêu 2014 2015 2016 SL % SL % SL % Tổng 245 100 238 100 224 100 1. Vị trí công việc Cán bộ quản lý 20 8,16 19 7,98 22 9,82 Giáo viên 160 65,31 151 63,45 141 62,95 Nhân viên 65 26,53 68 28,57 61 27,23 2. Trình độ Tiến sĩ 2 0,82 2 0,84 1 0,45 Thạc sĩ 108 44,08 116 48,74 112 50 Đại học 111 45,32 97 40,76 92 41,07 Trình độ khác 24 9,8 23 9,66 19 8,48 3. Tuổi Dưới 30 tuổi 62 25,3 59 24,79 52 23,22 Từ 30 → 45 tuổi 126 51,43 121 50,84 117 52,23 Trên 45 tuổi 57 23,27 58 24,37 55 24,55

4. Số năm kinh nghiệm

Dưới 5 năm 45 18,36 42 17,65 37 16,52 Từ 5 →15 năm 106 43,27 102 42,86 93 41,52 Từ 16 →30 năm 83 33,88 86 36,13 87 38,84 Trên 30 năm 11 4,49 8 3,36 7 3,13 5. Giới tính Nam 114 46,53 108 45,38 98 43,75 Nữ 131 53,47 130 54,62 126 56,25 (Nguồn : Xử lý số liệu do phòng tổ chức hành chính cấp) Qua bảng 2.1, ta thấy số lượng lao động của nhà trường liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2014 trường có 245 cán bộ giáo viên, nhân viên, đến năm

2015 còn lại 238 người, giảm 2,86% và năm 2016 tiếp tục giảm thêm 14 người (trong đó có 5 người nghỉ hưu và 9 người nghỉ việc, chuyển công tác) còn 224 người, giảm 5,88%. Sự biến động về cơ cấu người lao động tại nhà trường cụ thể như sau:

- Về vị trí công tác: số lượng lao động của nhà trường đã đã giảm dần qua từng năm, mà chủ yếu là giáo viên - những người lao động trực tiếp. Số lượng giáo viên từ 160 người, chiếm 65,31% vào năm 2014 giảm xuống còn 151 người (giảm 5,6%) vào năm 2015, và tiếp tục giảm 6,6% vào năm học 2016 xuống còn 141 người, chiếm 62,95%. Trong khi đó số lượng cán bộ quản lý và nhân viên lại không có sự thay đổi nhiều.

- Về trình độ: Tính đến cuối năm 2016, Nhà trường có 1 tiến sĩ; 112 thạc sĩ, trong đó có 3 người hiện đang là nghiên cứu sinh; 92 cử nhân, trong đó có 5 người đang theo học chương trình cao học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước và 19 người ở trình độ khác. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường có trình độ trên đại học đều tăng qua các năm nhưng không đáng kể, đồng thời đội ngũ giáo viên trẻ có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành còn thiếu, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, bồi dưỡng nhằm không chỉ đảm bảo dạy tốt lý thuyết mà còn có năng lực hướng dẫn thực hành.

- Về độ tuổi: số lao động dưới 30 tuổi có 52 người chiếm tỷ lệ 23,22% mặc dù không nhiều nhưng là lực lượng hết sức quan trọng, có tuổi đời trẻ, có sức khỏe, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại đã góp phần đảm bảo mục tiêu trẻ hóa đội ngũ nhân lực của nhà trường. Số lượng GV có độ tuổi từ 30 – 45 là 117 người, chiếm tỷ lệ khá lớn 52,23%. Đây là lực lượng nòng cốt, phần lớn trong số này có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm, có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say công tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu

nhanh tri thức hiện đại. Nhiều người trong số đó hiện đang giữ cương vị chủ chốt ở các phòng ban, các khoa chuyên môn, các tổ bộ môn. Độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ 24,55% có 55 người, đây là độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của họ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trong đó cũng có một số lao động sắp đến tuổi về hưu nên cần có lực lượng thay thế kịp thời.

- Số năm kinh nghiệm: Trong khi số lao động có thời gian làm việc trên 30 năm chỉ chiếm 3,13% thì số lao động có thời gian làm việc từ 5→15 năm lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,52%, tiếp đến là số lao động có từ 16→30 năm kinh nghiệm là 38,84%, đây là lực lượng nòng cốt giúp nhà trường duy trì và phát triển trong thời gian qua. Số lao động có thời gian làm việc dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 16,52%, hầu hết là mới được tuyển dụng trong vòng 4 năm trở lại đây, tuy họ có sức trẻ và lòng nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm làm việc và hạn chế về kỹ năng sống. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ này có thể phát huy được những mặt mạnh của mình.

- Về giới tính: tỷ lệ lao động nữ so với nam chênh lệch không nhiều, số lao động nữ chiếm tỷ lệ 56,25% còn lao động nam chiếm 43,75%. Đây là điều bình thường đối với một trường Cao đẳng đào tạo đa ngành nghề.

b. Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

- Tổng diện tích mặt bằng đang sử dụng: 5.306,6 m2 - Tổng diện tích xây dựng: 17.163 m2

- Tổng số phòng học lý thuyết: 34 phòng, Tổng diện tích: 1.824 m2 - Tổng số phòng học thực hành: 52 phòng, Tổng diện tích: 3.928 m2

- Tổng diện tích phòng làm việc: 872 m2

- Nhà khách: 12 phòng, Tổng diện tích: 519 m2 - Ký túc xá có sức chứa 400 HS-SV, căng tin, thư viện diện tích 5.080 m2 Ngoài ra còn các công trình khác như các kho bảo quản tại các Phòng, Khoa. Các hệ thống chống sét, cứu hỏa, cấp nước.

Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất của trường đến thời điểm năm học 2015-2016 STT Tên công trình Số tầng Năm xây dựng Diện tích mặt bằng (m2) Tổng diện tích xây dựng (m2) 1 Khối lớp học 03 2001 1.674,1 5024

2 Khối hội trường 03 2001 703,6 2110

3 Khối thực hành dãy 1 03 2001 562,6 1688 4 Khối thực hành dãy 2 05 2001 543,1 2715 5 Nhà khách 03 2001 172,9 519 6 Nhà thường trực 01 2003 27,3 27 7 Khu ký túc xá, nhà ăn 04 2003 1.623,1 5080 Tổng diện tích 5.306,6 17.163

(Nguồn: Xử lý số liệu do phòng Quản trị thiết bị vật tư cung cấp)

c. Tình hình tài chính của Trường qua các năm

Nguồn thu của trường được hình thành chủ yếu từ:

-Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp: kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm do thành phố Đà Nẵng cấp theo chỉ tiêu đào tạo, kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu và các nhiệm vụ đột xuất khác được giao, vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Học phí, lệ phí của người học theo quy định của nhà nước; thu từ các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo…

- Nguồn thu khác: bãi giữ xe, căng tin, các khoản thu khác theo mục lục ngân sách nhà nước quy định.

Các khoản chi tiêu của trường: chi lương theo quy định của nhà nước, chi các khoản bảo hiểm theo luật định, chi thu nhập tăng thêm, chi các khoản phúc lợi và các khoản chi tiêu khác theo quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của trường.

Bảng 2.3. Tình hình tài chính của trường qua các năm học

(Đơn vị tính : triệu đồng) TT Chỉ tiêu 2013- 2014 2014-2015 2015-2016 SL SL (+/-)% SL (+/-)% 1. Tổng nguồn thu 36.419 33.130 -9,03 33.204 0,22 - Từ ngân sách 19.443 18.031 -7,26 18.005 0,13 - Từ học phí 16.011 14.122 -11,8 14.297 1,24 - Từ nguồn khác 965 977 1,24 852 -12,79 2. Tổng chi 36.419 33.130 -9,03 33.204 0,22

-Chi thường xuyên 29.394 27.543 -6,30 28.021 1,74 -Chi khác 3.549 2.684 -24,37 2.576 -4,02 -Trích lập các quỹ 3.476 2.903 -16,48 2.607 -10,20 3. Thu nhập bình quân 1

lao động 70,35 73,48 4,45 78,45 6,67

(Nguồn : Xử lý số liệu do phòng Tài chính cấp)

Theo số liệu bảng 2.3, tổng thu của Trường trong năm học 2014-2015 đã giảm 9,03% so với năm học 2013-2014, từ mức 36.419 triệu đồng xuống còn 33.013 triệu đồng. Qua đến năm học 2015-2016, tổng thu của trường biến động không đáng kể lên mức 33.204 triệu đồng.

Tổng chi của trường cũng biến động tương tự qua các năm. Chênh lệch thu chi của trường dùng để trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập…. Trong năm học 2014-2015, do nguồn thu giảm 9,03% nhưng chi lương trong năm lại không giảm nên chi thường xuyên chỉ giảm được 6,30% dẫn đến số tiền để trích lập các quỹ trong năm này đã giảm từ 3.476 triệu đồng xuống còn 2.903 triệu đồng. Đến năm hoc 2014-2015, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 10,2% so với năm trước, xuống còn 2.607 triệu đồng.

Thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng tăng qua các năm. Do là đơn vị sự nghiệp nên tiền lương của người lao động trong trường thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào thâm niên công tác và mức lương tối thiểu. Khi tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước được điều chỉnh thì thu nhập bình quân sẽ tăng theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 41 - 46)