Hoàn thiện chính sách thù lao laođộng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 76 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện chính sách thù lao laođộng

Việc chi trả lương cho CBGVNV nhà trường được thực hiện theo quy định hiện hành nên giải pháp cho vấn đề tiền lương luôn gặp khó khăn. Để

chính sách thù lao lao động góp phần tạo động lực làm viêc cho CBGVNV, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

Phổ biến và giải thích rõ cho CBGVNV hiểu về quy chế trả lương đang áp dụng tại trường, cách tính toán lương, hệ số lương chức danh…để CBGVNV hiểu rõ về mức lương mà họ nhận được.

Hướng đến việc trả thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện công việc và trình độ bằng cấp. Theo công thức sau:

TNTTi = n i i i H T QTLTT 1 ) ( x (Ti Hi) Trong đó:

- TNTTi : Thu nhập tăng thêm hàng tháng của người thứ i. - QTLTT : Quỹ tiền lương tăng thêm trích được trong tháng. - Ti : Hệ số thi đua cá nhân của CBGVNV thứ i

Bảng 3.1. Bảng số hệ thi đua cá nhân trong tháng

TT Xếp loại thi đua Hệ số

1 Xếp loại A 1,00

2 Xếp loại B 0,50

3 Xếp loại C 0,25

4 Xếp loại D 0,00

(Nguồn: Do tác giả nghiên cứu)

-Hi: Hệ số bằng cấp, chứng chỉ kỹ năng nghề của CBGVNV thứ i. Đối với các trường hợp có bằng Cao đẳng, Đại học, Tiến sỹ nếu có thêm Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 thì cộng thêm 0,1; nếu có thêm Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5 thì cộng thêm 0,2. Đối với CBGVNV có nhiều bằng cấp, chứng chỉ kỹ năng nghề chỉ được tính một hệ số có bằng cấp, chứng chỉ có hệ số cao nhất

Bảng 3.2. Bảng hệ số bằng cấp chứng chỉ kỹ năng nghề

TT Bằng cấp, chứng chỉ kỹ năng nghề Hệ số

1 Chưa có bằng cấp 0,00

2 Sơ cấp và tương đương 0,02

3 Trung cấp 0,03

4 Cao đẳng 0,05

5 Đại học 0,10

6 Thạc sỹ 0,20

7 Tiến sĩ 0,30

(Nguồn: Do tác giả nghiên cứu)

Như vậy, theo cách tính mới thì số tiền thu nhập tăng thêm sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ hệ số thi đua cá nhân và hệ số học hàm học vị nhằm khuyến khích CBGVNV tham gia học tập nâng cao trình độ, kết quả đánh giá hàng tháng không chỉ là hình thức mà phụ thuộc nhiều vào kết quả thực hiện công việc của CBGVNV. Trả thu nhập tăng thêm gắn liền với kết quả đánh giá thực hiện công việc, để phát huy tác dụng động viên thì cần đảm bảo:

- Công tác đánh giá công việc phải được thực hiện nghiêm túc và phản ánh được mức độ hoàn thành công việc của từng lao động. Thành tích của người lao động cần được theo dõi, đánh giá toàn diện không chỉ ở kết quả công việc hoàn thành mà còn đánh giá ở năng lực, hành vi, thái độ… trong quá trình làm việc.

- Khoản thu nhập tăng thêm phải đủ lớn mới có thể kích thích CBGVNV nhà trường phấn đấu, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó công tác quản lý tài chính cần phải tính toán hợp lý, cần tiết kiệm những khoản chi khác như: chi hội nghị, chi tiếp khách, chi phí điện

nước… nhằm góp phần nâng cao khoản thu nhập tăng thêm tại trường. - Đối với trường hợp người lao động về hưu, thôi việc… thì vị trí trống do họ để lại nếu thực sự cần người thì nhà trường nên thuyên chuyển lao động ở những công việc thừa lao động sang chứ không nên tuyển thêm người để thu nhập bình quân đầu người tăng lên với tổng quỹ thu nhập tăng thêm không đổi.

Nhà trường cần xây dựng được các quy định rõ ràng về chính sách khen thưởng, tiêu chí xét thưởng rõ ràng, công tác khen thưởng phải đảm bảo sự công bằng, dựa trên thành tích của người lao động, tránh tình trạng khen thưởng đại trà. Vì tiền thưởng là một trong những kích thích vật chất quan trọng có tác dụng thúc đẩy người lao động làm việc nhiệt tình, không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao do đó nhà trường cần điều chỉnh mức tiền thưởng phù hợp với tình hình giá cả thị trường. Hoàn thiện chính sách khen thưởng thôi chưa đủ mà còn cần phải thông báo và giải thích cho người lao động để làm tăng kỳ vọng cho họ về quan hệ giữa kết quả làm việc và phần thưởng.

Tùy vào từng thời kỳ và khả năng tài chính của nhà trường mà nhà trường cần duy trì và nâng cao hơn mức chi các loại phúc lợi như các ngày lễ, tết, các trợ cấp cho giáo dục đào tạo,… Với các khoản mức chi của từng loại phúc lợi đó cần quy định mức cụ thể và công khai với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Ngoài ra các chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, nghỉ mát… cũng giúp cho CBGVNV tăng thêm tinh thần đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, phục hồi sức khỏe sau những căng thẳng trong công việc

Bên cạnh chính sách tăng lương trước thời hạn đối với các cá nhân hoàn thành xuât sắc nhiệm vụ, thì cũng cần có chính sách hoãn hoặc từ chối tăng lương đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ hoặc đang bị kỷ luật.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 76 - 80)