6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG
Để phân tích thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ tạo động lực làm việc của các yếu tố đến CBGVNV tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. Mẫu phiếu điều tra được sử dụng để khảo sát được trình bày tại phụ lục 1, với số phiếu phát ra là 100 phiếu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhóm, tiêu thức phân chia theo tính chất công việc: cán bộ nhân viên và giáo viên.
Tác giả đã khảo sát ý kiến của người lao động về mức độ thúc đẩy của các yếu tố đến động lực làm việc của họ với thang đo Likert 5: (1) Hoàn toàn không thúc đẩy; (2) Không thúc đẩy; (3) Ít thúc đẩy; (4) Thúc đẩy vừa phải và (5) Hoàn toàn thúc đẩy. Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, tổng số phiếu thu về là 100 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ là 98 phiếu.
Kết quả quan sát tại bảng 2.5 cho thấy mức độ thúc đẩy của các yếu tố đến động lực làm việc của người lao động là khác nhau, trong đó chính sách thù lao lao động có tác động thúc đẩy cao nhất còn chính sách thăng tiến lại có mức độ thúc đẩy thấp nhất.
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ thúc đẩy của các yếu tố đến động lực làm việc của người lao động tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Các yếu tố 1 2 3 4 5 Mean
1. Chính sách thù lao lao động 0 4 12 27 55 4.36 2. Công tác bố trí công việc 2 9 17 26 44 4.03 3. Công tác đánh giá thực hiện công việc 4 11 23 26 34 3.77 4. Chính sách đào tạo, phát triển 0 7 22 29 40 4.04 5. Chính sách thăng tiến 12 23 24 21 18 3.10
6. Môi trường làm việc 7 13 18 35 25 3.59
Tác giả đã lựa chọn 5/6 yếu tố nghiên cứu có mức độ thúc đẩy cao nhất là: chính sách thù lao lao động, công tác bố trí công việc, công tác đánh giá thực hiện công việc, chính sách đào tạo và môi trường làm việc để tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
Kháo sát thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng với quy mô mẫu điều tra là 100 người, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhóm, tiêu thức phân chia theo tính chất công việc: cán bộ nhân viên và giáo viên. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục 2, thang đo Likert 5: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, tổng số phiếu thu về là 100 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ là 100 phiếu.
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động sẽ được trình bày ở các nôi dung tiếp theo và là cơ sở để đề xuất giải pháp ở chương 3.