Hoàn thiện công tác bố trí công việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện công tác bố trí công việc

Vì người lao động chỉ thực sự đam mê, nỗ lực phấn đấu khi họ được làm công việc mà họ yêu thích và đúng năng lực, chuyên môn của mình. Để có thể khai thác hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, nhà trường cần bố trí và sắp xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên có chuyên môn và năng lực phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại bằng cách:

- Trước tiên, nhà trường cần tiến hành phân tích lại công việc để có được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được thay đổi trong tương lai. Thông qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu rõ các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc, hiểu được kỳ vọng của nhà trường đối với kết quả thực hiện công việc của bản thân nhằm nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Bản mô tả công việc: cần hoàn thiện các nội dung để đảm bảo liệt kê rõ ràng, xúc tích các nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc của người thực hiện. Cần ghi rõ những mối quan hệ chủ yếu của người thực hiện công việc với các bộ phận khác nhằm tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt trong bản mô tả công việc cần nêu lên được ý nghĩa của vị trí công việc đó đối với sự phát triển của nhà trường nhằm khơi gợi niềm tự hào cho người lao động khi đảm nhận công việc đó, qua đó kích thích tinh thần hăng hái, nỗ lực làm việc trong họ.

Bảng 3.3. Bảng mô tả công việc mẫu

Chức danh công việc: Mã số công việc: Phòng/ Khoa/ Trung tâm:

Chức danh cấp trên trực tiếp:

I. MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC

……… ………

II.CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH CÓ QUAN HỆ LÀM VIỆC Bên trong Bên ngoài

III.NHIỆM VỤ

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1 2

IV.QUYỀN HẠN

... ...

V. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

- Số ngày làm việc trong tuần; Thời gian làm việc trong ngày.

- Các phương tiện được trang bị để làm việc.

- Các chế độ hỗ trợ khác theo chính sách của Trường.

VI.CÁC YÊU CẦU CẦN CÓ CHO VỊ TRÍ NÀY

- Giới tính / Độ tuổi / Ngoại hình / Sức khỏe - Trình độ học vấn / chuyên môn

- Trình độ ngoại ngữ / tin học - Năng lực / kỹ năng

- Số năm kinh nghiệm yêu cầu trong công viêc - Các yêu cầu khác (nếu có)

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: qui định các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng và thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ đã được ghi trong bản mô tả công việc. Đây là căn cứ cho để thực hiện đánh giá thành tích công việc sau này.

Bảng 3.4. Bảng mô tả công việc mẫu

Chức danh công việc: Mã số công việc:

Phòng/ Khoa/ Trung tâm: Chức danh cấp trên trực tiếp:

Các nhiệm vụ Tiêu chuẩn kết quả

(Nguồn: Do tác giả nghiên cứu)

-Tiếp đến là tiến hành rà soát lại toàn bộ vị trí công việc hiện tại, đối chiếu giữa trình độ chuyên môn thực tế của cán bộ, giáo viên, nhân viên với yêu cầu cần có để thực hiện công việc đã đề ra trong bản mô tả công việc và mong muốn nguyện vọng được làm việc tại vị trí nào của CBGVNV

-Sau đó sắp xếp, bố trí lại công việc cần phải dựa trên năng lực, chuyên môn của mỗi cá nhân và bản yêu cầu thực hiện công việc. Các trường hợp không thể sắp xếp, bố trí do thiếu hụt một vài kỹ năng thì cho đi đào tạo.

 Đối với đội ngũ giáo viên cần có chính sách bố trí lại lao động cho phù hợp, vừa đảm bảo giờ dạy, đảm bảo hài hòa thu nhập để tránh tình trạng có khoa, có ngành giáo viên dạy không hết giờ, nhưng cũng có khoa giáo viên lại không đủ giờ dạy. Đó là mỗi giáo viên đều được bố trí dạy ít nhất một môn chung cho toàn bộ khối ngành, còn lại dạy môn ngành và chuyên ngành. Nhờ đó giáo viên luôn có giờ dạy vì nếu ngành nào ít sinh viên thì

vẫn có giờ dạy môn chung (ưu tiên dạy nhiều giờ môn chung hơn).

Đối với nhân viên phục vụ, giao cùng lúc nhiều việc để khai thác hiệu quả thời gian làm việc. Các công việc sử dụng lao động nội bộ không hiệu quả thì chủ trương thuê dịch vụ ngoài ví dụ như vệ sinh….

Nhà trường cần phải hiểu được rằng, cách tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất là làm cho người lao động làm việc vì yêu thích công việc chứ không phải là bị ép buộc làm công việc đó. Ngoài ra việc tăng tính hấp dẫn cho công việc cũng rất quan trọng, nhà trường cũng có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Thuyên chuyển công việc nhằm tạo ra sự thú vị, mới mẻ và làm cho công việc trở nên hấp dẫn, tránh sự đơn điệu. Khi thuyên chuyển cần chú ý: cần có sự đồng ý của người quản lý ở bộ phận mới, đảm bảo sự phù hợp về trình độ của người được thuyên chuyển với yêu cầu của công việc mới, thực hiện các hoạt động đào tạo để cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho họ. Điều quan trọng cần chú ý là mức lương hiện tại của người đó và mức lương ở vị trí mới. Khuyến khích CBGVNV đưa ra các sáng kiến mới để làm phong phú thêm công việc của họ, từ đó người quản lý xem xét.

- Tăng trách nhiệm đối với người lao động nhằm cho họ cảm thấy được công việc mà họ đang làm có tầm quan trọng như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường bằng cách cho họ được quyền quyết định một số vấn đề nằm trong năng lực bản thân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)