6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển
Công tác đào tạo cần được tiến hành đúng với yêu cầu thực tế của nhà trường và nhu cầu của cá nhân người lao động. Công tác đào tạo cần được
tiến hành có hệ thống, đào tạo đúng người, đúng chuyên môn để đem lại hiệu quả đào tạo tốt nhất giúp CBGVNV hăng hái tích cực làm việc hơn, đồng thời tránh lãng phí.
Xác định nhu cầu đào tạo, phát triển:
-Thông qua bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và kết quả công tác đánh giá thực hiện công, nhà trường sẽ xác định được các trường hợp không hoàn thành hay thường xuyên hoàn thành kém công việc được giao do yếu kém về trình độ chuyên môn hay thiếu các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc nhằm xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định chính xác các kiến thức, kỹ năng thiếu hụt của CBGVNV sẽ giúp nhà trường chủ động mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, tay nghề cho từng nhóm đối tượng, từng bước cải thiện kết quả thưc hiện công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động
-Còn đối với những lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ có nhu cầu đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực bản thân thì nhà trường cần tư vấn định hướng những cho họ nên tham gia các lớp đào tạo nào, ở đâu để có thể vừa thực hiện tốt công việc chuyên môn tại trường, vừa được đào tạo trọng tâm, đem lại hiệu quả cao.
Xác định mục tiêu đào tạo: là kết quả cần đạt sau quá trình đào tạo, bao gồm thời gian đào tạo; số lượng học viên tham gia; trình độ kiến thức, kỹ năng cần có sau đào tạo… Mục tiêu đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại trường, qua đó chuẩn hóa đội ngũ CBGVNV để đáp ứng nhu cầu công việc trong tình hình mới. Đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cần gắn với chính sách quy hoạch, đề bạt bố trí cán bộ. Nếu cán bộ, giáo viên không đi học theo quy hoạch sẽ không được xem xét đề bạt khi có nhu cầu.
Xác định đối tượng đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo một cách chính xác và công bằng, có thể căn cứ vào trình độ hiện tại,
khả năng ngoại ngữ, tin học, khả năng học tập của họ, thành tích công việc đã đạt được, khả năng đóng góp cho tổ chức sau đào tạo…. Ngoài ra cũng cần xem xét đến nhu cầu được đào tạo của CBGVNV, nhà trường nên xét duyệt cho các nhu cầu được đào tạo phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc hiện tại vì khi được đào tạo đúng với nguyện vọng sẽ nâng cao tinh thần tự giác, ý thức học tập đồng thời gia tăng nỗ lực làm việc của CBGVNV.
Lựa chọn hình thức đào tạo: tự học tập trong thực tiễn công tác, tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn giúp CBGVNV giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình làm việc và giảng dạy, nâng cao ý thức hợp tác giúp đỡ lẫn nhau; Bồi dưỡng thường xuyên phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp…. đảm bảo đạt chuẩn của đội ngũ CBGVNV; đăng ký tự bồi dưỡng theo chuyên đề v.v....
Sau khi CBGVNV tham gia các lớp đào tạo, nhà trường cần xem xét bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn để họ có thể vận dụng các kiến thức được đào tạo vào công việc thực tế:
- Đối với cán bộ nhân viên: thực hiện sắp xếp lại công việc trong các phòng ban một cách hợp lý và khoa học nhằm thực hiện thay đổi vị trí công tác theo hướng dài hạn hoặc ngắn hạn.
- Đối với giáo viên: bố trí giảng dạy các môn phù hợp với khả năng và chuyên ngành đào tạo, hạn chế việc giảng dạy khác chuyên môn.
Ngoài ra người quản lý trực tiếp của CBGVNV được cử đi đào tạo cần theo dõi kết quả thực hiện công việc của người đó sau đào tạo có chuyển biến tốt hơn không, ưu điểm nào được phát huy sau đào tạo để đánh giá hiệu quả và đề bạt sau đào tạo. Nhà trường cũng cần xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển đội ngũ CBGVNV để thưởng cho các cá nhân đi học đạt thành tích xuất sắc, có bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt.