Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 46 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Qua bảng 2.1 ta thấy kinh tế của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2015 tiếp tục tăng trƣởng, năm sau cao hơn năm trƣớc, GDP (theo giá so sánh năm 2010) năm 2010 đạt 24.953 tỷ đồng; năm 2015 đạt 31.423 tỷ đồng nhịp độ tăng trƣởng bình quân 2012 - 2015 là 8%/năm.

Cơ cấu các ngành trong GDP có sự chuyển dịch từ ngành Nông, Lâm, ngƣ nghiệp sang ngành Công nghiệp- Xây dựng và Thƣơng mại - Dịch vụ. Trong đó, nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trƣởng, tiếp đến là nhóm ngành Thƣơng mại - Dịch vụ. Xu hƣớng này rất phù hợp với xu hƣớng tiến bộ ngày nay. Nhƣ vậy, ta thấy rằng ngành dịch vụ và ngành Công nghiệp của tỉnh đóng một vai trò và vị trí quan trọng trong nền

cho ngành công nghiệp và dịch vụ (nhƣ nhân lực, vật lực, tài chính.) để phục vụ ngành này.

Bảng 2.1. GDP trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo giá so sánh 2010

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

1, GDP 24953 26396 28988 31423 Chia theo ngành kinh tế (đvt:tỷ đồng )

Công nghiệp - xây dựng 6957 7701 8795 9567 Nông, Lâm, ngƣ nghiệp 8439 9229 9702 10297 Thƣơng mại - Dịch vụ 9557 9466 10491 11559

Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP (đvt: %)

Công nghiệp - xây dựng 27,9 29,2 30,3 30,4 Nông, Lâm, ngƣ nghiệp 33,8 35,0 33,5 32,8 Thƣơng mại - Dịch vụ 38,3 35,9 36,2 36,8 2, Tốc độ tăng GDP (%) 105,8 109,8 108,4

Chia theo ngàn h kinh tế

Công nghiệp - Xây dựng - 110,7 114,2 108,8 Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp - 109,4 105,1 106,1 Thƣơng mại - Dịch vụ - 99,0 110,8 110,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015)

Trong giai đoạn năm 2012-2015 tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm 1,1%, tỷ trọng ngành Thƣơng mại- Dịch vụ giảm 1,5% tỷ trọng ngành công nghiệp tăng 2,6%. Xét về mặt tuyệt đối, thì cơ cấu kinh tế của tất cả các ngành trong tỉnh đều tăng đáng kể. GDP của ngành Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp nghiệp tăng từ 8.439 tỷ đồng năm 2012 lên 10.297 tỷ đồng năm 2015 tức tăng 1.858 tỷ đồng. GDP của ngành Công nghiệp, Xây dựng tăng từ 6.957 tỷ đồng năm 2012 lên 9.567 tỷ đồng năm 2015 tăng 2.610 tỷ đồng. Thƣơng mại- Dịch vụ tăng từ 9.557 tỷ đồng năm 2012 lên 11.559 tỷ đồng năm 2015 tức tăng 2.002 tỷ đồng. Có thể nói, ở tất cả các ngành của tỉnh đều có mức tăng trƣởng

khá về mặt tuyệt đối, đây là những thành tựu đáng kể của tỉnh, mặc dù có chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhƣng nền kinh tế tỉnh cũng giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng tốt, năm sau đều cao hơn năm trƣớc. Tuy tốc độ tăng trƣởng tốt nhƣng không ổn định, năm 2013 có tốc độ tăng trƣởng GDP là 5,8%, thì năm 2014 là 9,8%, năm 2015 chỉ tăng 8,4%.

b. Cơ sở hạ tầng

Công tác quy hoạch và xây dựng các đề án, phát triển kết cấu hạ tầng đƣợc triển khai hiệu quả với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn; hệ thống kết cấu hạ tầng từng bƣớc đƣợc phát triển đồng bộ, hiện đại. Các công trình điện, hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản đƣợc quan tâm xây dựng, toàn tỉnh đã phối hợp với ngành điện tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp và phát triển lƣới điện. Việc huy động nguồn lực đầu tƣ, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, phát triển các đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh quan trọng và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh tiếp tục đƣợc chú trọng thực hiện.

c. Dân số, lao động

- Tổng số và cơ cấu nhân lực theo giới tính, nhóm tuổi + Cơ cấu nhân lực theo giới tính:

Kon Tum có 22 dân tộc cùng sinh sống (trong đó DTTS chiếm trên 53%). Dân số trung bình năm 2015 là 484.215 ngƣời. Dân số thành thị chiếm 34% dân số toàn tỉnh.

Nguồn lao động của tỉnh Kon Tum chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân số (năm 2015 khoảng 58% dân số). Số lao động có việc làm ngày càng gia tăng và đạt 278.378 ngƣời vào năm 2015. Trong đó, lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ trong suốt giai đoạn 2012-2015; lao động thành thị ngày càng tăng về tỷ lệ so với lao động nông thôn do tác động của quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ (tăng từ 35,25% năm 2012 lên 38,05% năm 2015). Với đặc điểm là tỉnh có số lƣợng di

dân cơ học ngày càng nhiều nên tỷ lệ lao động là ngƣời Kinh đang ngày càng tăng lên so với lao động là ngƣời DTTS (tăng từ 47,32% năm 2012 lên 53,02% năm 2015).

Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu LLLĐ

2012 2013 2014 2015

Nguồn lao động (Ngƣời) 259.675 268.698 275.114 281.474 LLLĐ (Ngƣời) 257.629 266.221 272.348 278.378 Nam (%) 53,18 54,22 53,84 55,88 Nữ (%) 46,62 45,78 46,16 47,88 Thành thị (%) 35,25 36,64 36,68 38,05 Nông thôn (%) 64,75 63,35 63,32 65,71 Kinh (%) 47,32 46,00 52,90 53,02 DTTS (%) 52,68 54,00 47,10 46,98

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015)

+ Cơ cấu nhân lực theo nhóm tuổi :

Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, dân số trong độ tuổi lao động của Kon Tum đạt 280.084 ngƣời, chiếm khoảng 58% dân số (15-55 tuổi đối với nữ, 15-60 tuổi đối với nam), dân số dƣới độ tuổi lao động chiếm 36% và trên độ tuổi lao động là 6%. Trong số những ngƣời trong độ tuổi lao động thì nhóm có độ tuổi từ 15-25 có tỷ lệ nhiều nhất (38%), kế đến là nhóm 26-35 tuổi (27%), số liệu này cho thấy lao động trẻ của Tỉnh chiếm tỷ lệ lớn.

- Phân bổ nhân lực theo lĩnh vực hoạt động và vùng miền

Lao động ở Kon Tum hoạt động chủ yếu trong các ngành nông, lâm nghiệp, CN chế biến, xây dựng, thƣơng nghiệp, GD-ĐT và hoạt động phục vụ cộng đồng. Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên nên lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với lao động thành thị. Vì thế, công tác phát triển nhân lực cho tỉnh trong thời gian tới cần tập trung đầu tƣ mạnh mẽ cho lao động NN, lâm nghiệp, chế biến nông sản và nâng cao chất lƣợng lao động

hoạt động trong lĩnh vực thƣơng nghiệp, DV phục vụ cho NN và phát triển nông thôn.

d. Văn hóa xã hội

- Các lĩnh vực xã hội nhƣ giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa… đều có chuyển biến tích cực.

Hệ thống trƣờng lớp đƣợc phát triển, mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đƣợc đầu tƣ. Tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm học. Giáo dục học sinh DTTS đƣợc quan tâm. Chất lƣợng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ.

Mạng lƣới y tế đƣợc quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở đƣợc tăng cƣờng, các chƣơng trình y tế quốc gia, các chính sách y tế cho ngƣời nghèo, trẻ em và đồng bào DTTS đƣợc thực hiện đạt kết quả tốt. Xã hội hóa lĩnh vực y tế ngày một mạnh mẽ hơn.

Hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng làm tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả các ngành sản xuất; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng bền vững.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng sâu rộng, các lễ hội của địa phƣơng, của khu vực và quốc gia đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và khá thành công đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân. Các hoạt động thể dục thể thao ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức.

- An ninh quốc phòng: đã duy trì, củng cố, tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông đã đạt đƣợc tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chƣa vững chắc, tai nạn giao thông

nghiêm trọng vẫn xảy ra. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân đƣợc xử lý có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)