Thực trạng xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút NNLCLC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 53 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút NNLCLC

a. Công tác quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020

- Cách thức xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực Kon Tum giai đoạn 2011-2020: Dự báo cung cầu, xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển nhân lực của Tỉnh đến năm 2020 và đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi để phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 có số lƣợng và cơ cấu hợp lý, có trình độ và kỹ năng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng CNH-HĐH, từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh, đƣa nhân lực trở thành lợi thế của địa phƣơng

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng quy hoạch đều chú ý đến việc: Phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển KT-XH của cả nƣớc, vùng Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum; Phù hợp với định hƣớng Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020, Quy hoạch phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên và Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và cuối cùng là đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi.

Quy hoạch tập trung vào nhóm nhân lực trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh và có đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến nhóm nhân lực này. Phạm vi Quy hoạch tập trung vào công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Tỉnh, phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển nhân lực, nhất là nhân lực ở những lĩnh vực, nhóm đối tƣợng quan trọng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

Căn cứ để xây dựng Quy hoạch bao gồm các Nghị định, Công văn, Quyết định, Kế hoạch nhƣ sau:

+ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH;

+Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.

+ Thông báo số 178/TB-VPCP ngày 05/7/2010 của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về hƣớng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phƣơng thời kỳ 2011 - 2020.

+ Công văn số 341/TTg-KGVX ngày 07/3/2011 của Thủ tƣớng Chỉnh phủ về triển khai giải pháp quy hoạch nhân lực giai đoạn 2011-2020.

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 + Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Kon Tum đã đƣợc Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua theo Nghị quyết 32/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 và UBND Tỉnh ban hành theo Quyết định 45/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đén năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 581/QĐ- TTg, ngày 20/4/2011.

+ Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 23/5/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án “Quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ trí thức tỉnh Kon Tum từ nay đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng”.

- Dự báo dân số và cung lao động của tỉnh Kon Tum:

+ Năm 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 15,3%, giảm 6,47% so với năm 2012 do tỷ lệ sinh cũng nhƣ tỷ lệ chết giảm. Do có sự chênh lệch về mức độ phát triển về văn hóa, xã hội giữa thành thị và nông thôn nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị. Từ những số liệu trên cho thấy, nguồn cung lao động cho nền kinh tế của Tỉnh là khá dồi dào nhƣng đồng thời cũng đặt ra vấn đề cho Tỉnh trong công tác ĐTN và giải quyết việc làm, nhất là đối với lao động nông thôn và lao động là ngƣời DTTS Nguồn cung lao động cho nền kinh tế của tỉnh là khá dồi dào.

+ Năm 2015, tỷ lệ tăng dân số cơ học của tỉnh là 7,3%. Nguồn cung nhân lực do tăng cơ học dân số bổ sung một phần lao động có trình độ làm việc cho các dự án, công trình, đồng thời cung cấp lao động phổ thông theo thời vụ thu hái nông sản của Tỉnh và hình thành các khu kinh tế mới. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ của nguồn nhân lực này là dân di cƣ tự do có trình độ văn hóa thấp, chƣa qua đào tạo. Đây là một vấn đề gây nhiều khó khăn cho Tỉnh

cả về KT-XH lẫn an ninh trật tự cũng nhƣ phát triển nhân lực trong tƣơng lai.

(hình 1, Phụ lục)

Bảng 2.6. Dự báo dân số và cung lao động của tỉnh Kon Tum (người)

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020 P A 1: T ỷ lệ t ăn g 2, 85 % Dân số 442.715 455.969 510.824 586.414 Tỷ lệ nguồn lao động / dân số (%) 56,79 57,39 59,79 62,79 Tổng cung lao động 251.417 261.681 305.422 368.209 - Nam 126.463 131.625 153.627 185.209 - Nữ 124.954 130.055 151.795 183.000 P A 2: T ỷ lệ t ăn g 2, 93 % Dân số 442.715 455.969 512.974 590.947 Tỷ lệ nguồn lao động /dân số (%) 56,79 57,39 59,79 62,79 Tổng cung lao động 251.417 261.681 306.707 371.055 - Nam 126.463 131.625 154.274 186.641 - Nữ 124.954 130.055 152.433 184.414 P A 3: T ỷ lệ t ăn g 3, 08 % Dân số 442.715 455.969 509.998 599.986 Tỷ lệ nguồn lao động / dân số (%) 56,79 57,39 59,79 62,79 Tổng cung lao động 251.417 261.681 304.927 376.731 - Nam 126.463 131.625 153.378 189.496 - Nữ 124.954 130.055 151.549 187.235

Theo kết quả dự báo, đến năm 2020, tổng dân số của tỉnh Kon Tum đạt khoảng 600.000 ngƣời, tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2020 khoảng 3,08%/năm. Phƣơng án này tính đến khả năng tiếp nhận dân kinh tế mới đến tỉnh và việc thu hút dân cƣ đến lập nghiệp dọc theo các quốc lộ, các tuyến đƣờng mới mở; các khu, cụm công nghiệp; các trung tâm huyện lỵ mới thành lập… nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh. Tổng cung lao động trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt đƣợc 376.731 ngƣời, tỷ lệ tăng thời kỳ 2011- 2020 khoảng 4,1%/năm; trong đó có 189.496 nam lao động và 187.235 nữ lao động (theo cơ cấu giới tính là 50,3% nam và 49,7% nữ).

* Đánh giá khả năng về nguồn cung nhân lực của tỉnh Kon Tum:

Cũng giống nhƣ nhiều tỉnh, thành khác trong cả nƣớc, trong những năm qua ngƣời lao động ở Kon Tum có tâm lý sau khi học nghề sẽ tìm những công việc có thu nhập cao tại khu vực thành thị. Do đó, tỷ lệ ngƣời học lựa chọn những ngành liên quan đến kinh tế, thƣơng mại nhƣ: quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, thƣơng mại chiếm tỷ lệ cao, từ đó dẫn đến lao động trong các nhóm ngành trên đang có xu hƣớng dƣ thừa. Trong khi những ngành nhƣ: kỹ thuật, công nghệ bảo quản chế biến, nông - lâm - thủy sản, văn hóa - xã hội - nhân văn,... lại ít đƣợc ngƣời học lựa chọn. Chính vì vậy, các ngành nông - lâm - thủy sản (kỹ thuật canh tác, chăm sóc, nuôi trồng, thú y...), công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến nông, lâm sản, văn hóa – du lịch (văn hóa du lịch cộng đồng) đang có dấu hiệu thiếu hụt lao động. Kon Tum là một tỉnh nghèo của khu vực nên nguồn cung lao động trình độ cao rất hạn chế, phần lớn ngƣời học đại học ở các thành phố lớn có xu hƣớng ở lại tìm việc thay vì quay về phục vụ tỉnh nhà, việc thu hút lao động trình độ cao từ các tỉnh, thành phố khác rất khó khăn do chính sách thu hút của Tỉnh chƣa đủ sức cạnh tranh, điều kiện sống còn thấp.

Nhu cầu về lao động đƣợc tính toán dựa trên hàm sản xuất Cobb- Douglas của từng ngành kinh tế

Bảng 2.7. Dự báo nhu cầu lao động

Năm Tổng cầu lao động (Ngƣời)

2010 245.695

2011 249.387

2015 302.050

2020 372.684

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2020)

-Dự báo nhu cầu lao động của từng ngành

Bảng 2.8. Kết quả dự báo cầu lao động theo ngành

Năm Lao động theo ngành (Ngƣời) Tỷ lệ

NN - CN - DV NN CN-XD DV 2010 163.727 25.185 56.016 66,85-10,28-22,87 2011 164.154 28.180 56.379 66,00-11,33-22,67 2015 175.353 50.058 75.795 58,22-16,62-25,16 2020 178.260 89.254 104.833 47,87-23,97-28,15

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2020)

- Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

a) Phƣơng pháp dự báo: Giả định tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tỉnh đạt đƣợc mục tiêu là 45% (33% đào tạo nghề) vào năm 2015 và 55% (40% đào tạo nghề) vào năm 2020. Áp dụng phƣơng pháp tỷ lệ để dự báo, tức là trên cơ sở ƣớc cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2010 là 7,5% CĐ,ĐH - 4,5% TCCN - 21% đào tạo nghề. Dự kiến cơ cấu này của Kon Tum đến năm 2015 là 8,5% CĐ, ĐH - 3,5% TCCN - 33% đào tạo nghề và đến năm 2020 là

11% CĐ, ĐH - 4% TCCN - 40% đào tạo nghề. Từ đó, xác định cầu lao động qua đào tạo theo các trình độ.

b) Kết quả dự báo

Bảng 2.9. Kết quả dự báo cầu lao động qua đào tạo

2010 2011 2015 2020

Chƣa qua đào tạo 164.616 161.104 166.128 167.708 Sơ cấp nghề 47.223 51.788 81.402 106.029 Trung cấp nghề 1.916 4.050 15.103 29.815 CĐ nghề 2.457 2.519 3.172 13.230 TCCN 11.056 10.724 10.572 14.907 CĐ 5.946 6.285 8.820 12.746 ĐH 12.285 12.694 16.462 27.579 Trên ĐH 197 224 393 671 Tổng 245.695 249.387 302.050 372.684

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

Bảng 2.10. Cân đối cung - cầu lao động của từng ngành giai đoạn 2012-2015

Đvt: Người

Năm

NN CN-XD DV

Cung Cầu Thừa/

Thiếu Cung Cầu

Thừa/

Thiếu Cung Cầu

Thừa/ Thiếu 2010 165.313 163.727 1.586 27.534 25.185 2.349 58.570 56.016 2.554 2011 166.345 164.154 2.191 32.678 28.180 4.498 55.658 56.379 -721 2015 184.467 175.353 9.114 49.579 50.058 -479 71.376 75.795 -4.419 2020 177.567 178.260 -693 88.568 89.254 -686 102.065 104.833 -2.768 Tổng cộng 693.692 681.494 12.198 198.359 192.677 5.682 287.669 293.023 -5.354

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy nhu cầu nguồn lao động của các ngành tăng qua các năm, tuy nhiên cung lao động qua các năm có tăng nhƣng không đủ đáp ứng cầu lao động vì vậy có sự thiếu hụt lao động ngành CN-XD và DV trong giai đoạn 2011-2015.

Bảng 2.11. Số lượng NNL cần thu hút của từng ngành giai đoạn 2010-2020 ĐVT: người Ngành Năm 2010 2011 2015 2020 Nông nghiệp 0 0 0 693 CN-XD 0 0 479 686 Dịch vụ 0 721 4419 2768 Tổng cộng 0 721 4898 4147

(Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội)

Dựa vào bảng trên ta có thể nhu cầu về NNL CLC của ngành dịch vụ và công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là tăng lên. Vì vậy UBND tỉnh cần ban hành thêm nhiều chính sách mới nhằm thu hút NNL CLC về công tác tại địa phƣơng.

b. Hình thức và đối tượng thu hút

- Thu hút bằng hình thức mời gọi trực tiếp chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi ở một số ngành, lĩnh vực, cán bộ quản lý theo yêu cầu của tỉnh từng thời kỳ.

- Thu hút bằng hình thức tiếp nhận

+ Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sỹ chuyên khoa I và II + Ngƣời tốt nghiệp đại học thủ khoa hệ chính quy các trƣờng đại học công lập ở trong nƣớc; riêng Bác sỹ tốt nghiệp loại khá trở lên các trƣờng đại học công lập

làm việc ngay ở tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện sau đó sẽ ƣu tiên tuyển dụng:

+ Ngƣời tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ ở trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài (tất cả các trình độ nêu trên nếu tốt nghiệp đại học trong nƣớc thì phải hệ chính quy các trƣờng công lập đạt loại khá trở lên).

+ Ngƣời tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên các trƣờng đại học ở nƣớc ngoài đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận tại thời điểm ngƣời đó tốt nghiệp;

+ Ngƣời tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi, xuất sắc hệ chính quy tại các trƣờng đại học công lập ở trong nƣớc.

- Điều kiện về độ tuổi

+ Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ: không quá 55 tuổi + Thạc sĩ: không quá 40 tuổi

+ Bác sĩ chuyên khoa II: không quá 50 tuổi

+ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy công lập: không quá 35 tuổi. - Trợ cấp ban đầu: Tỉnh Kon Tum áp dụng mức trợ cấp ban đầu khi vào làm việc nhƣ sau:

+ Giaó sƣ, Tiến sĩ khoa học: 40 triệu đồng

+ Phó Giáo sƣ; Tiến sĩ; Bác sĩ, Dƣợc sĩ chuyên khoa II: 30 triệu đồng + Thạc sĩ; Bác sĩ, Dƣợc sĩ chuyên khoa I: 20 triệu đồng

- Hỗ trợ đất ở, nhà ở: Đƣợc ƣu tiên bố trí chỗ ở không phải trả tiền thuê nhà trong thời gian 5 năm đầu. Riêng đối với giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ khoa học nếu có nhu cầu mua đất ở thì đƣợc hỗ trợ tiền bằng 30% so với giá quy định nhƣng tối đa không quá 50.000.000 đ (Năm mƣơi triệu đồng), số tiền sử dụng đất còn lại đƣợc trả chậm trong thời gian 10 năm; đƣợc ƣu tiên giải quyết việc làm cho ngƣời thân là vợ hoặc chồng và con.

- Cụ thể đối với ngành Y tế: Nhằm mục đích thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh phục vụ ở các cơ sở y tế trong tỉnh Kon Tum, khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ ở các tuyến, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 14/2011/QĐ- UBND ngày 06/3/2011 về phê duyệt Đề án Chính sách trợ cấp thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh giai đoạn 2011-2015 quy định các đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ trợ cấp thu hút của tỉnh phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn nhƣ:

Đối tƣợng thứ nhất là những ngƣời có học hàm, học vị là giáo sƣ, phó giáo sƣ; Bác sĩ nội trú, Bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học (Tiến sĩ) đƣợc đào tạo tại các trƣờng: Đại học y Hà Nội, Đại học y dƣợc Huế, Đại học y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch - thành phố Hồ Chí Minh, Đại học y dƣợc Cần Thơ; có uy tín trong ngành Y, có kinh nghiệm công tác từ 10 năm trở lên;

Đối tƣợng thứ hai là Bác sĩ có trình độ sau đại học (Chuyên khoa II) đƣợc đào tạo tại các trƣờng: Đại học y Hà Nội, Đại học y dƣợc Huế, Đại học y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch - thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y dƣợc Cần Thơ; có kinh nghiệm công tác từ 05 năm đến dƣới 10 năm;

Đối tƣợng thứ ba là Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sỹ tốt nghiệp đại học hệ chính quy các tại trƣờng: Đại học y Hà Nội, Đại học Y dƣợc Huế, Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y dƣợc Cần Thơ.

Điều kiện hƣởng chính sách: Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ; Còn trong độ tuổi lao động từ 05 năm trở lên và cam kết phục vụ tại tỉnh Kon Tum tối thiểu là 05 năm (áp dụng cho tất cả các trình độ); Không trong thời

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)