Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 95 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác

a. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chú trọng việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (gồm cả các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ) vào lĩnh vực GD-ĐT, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực CLC phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực có vai trò quyết định và tạo sự đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng các cơ chế, chính sách ƣu

đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thuế, thông tin thị trƣờng cho nhà đầu tƣ.

Ngân sách Trung ƣơng kết hợp với ngân sách địa phƣơng đầu tƣ cho việc nâng cấp Phân hiệu ĐH Đà Nẵng thành Trƣờng ĐH tại Kon Tum, đào tạo đa cấp, đa ngành nghề (đặc biệt là các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản), nâng cấp Trƣờng Trung cấp Y tế thành Trƣờng Cao đẳng Y tế, nâng cấp trƣờng Trung cấp Nghề thành trƣờng Cao đẳng Nghề, nâng cấp 02 trung tâm dạy nghề đạt chuẩn thành 02 trƣờng trung cấp nghề; đầu tƣ thực hiện các chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành CN – xây dựng và DV, giảm dần tỷ trọng ngành NN, trong nội bộ từng nhóm ngành cũng cần chuyển dịch sâu nhƣ:

- Đối với ngành NN: ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng vật nuôi, phát triển nhanh, mạnh hơn để đạt và vƣợt diện tích cây cao su, rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch; đầu tƣ phát triển một số loại cây thực phẩm, dƣợc liệu có lợi thế nhƣ: rau, hoa xứ lạnh, sâm Ngọc Linh...; hình thành các vùng chuyên canh cây hàng hóa để tạo động lực thúc đẩy ngành CN chế biến phát triển.

- Đối với nhóm ngành CN: cần phát triển các ngành có công nghệ thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng nhƣ sản xuất vật liệu - xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản (đá Granit, đôlômit, điatômít...); phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; ƣu tiên phát triển một số ngành CN chế biến có điều kiện đầu tƣ tập trung quy mô lớn nhƣ cà phê, cao su, điều, chè.

- Đối với nhóm ngành DV: cần khuyến khích đầu tƣ siêu thị ở thành phố Kon Tum, khu kinh tế cửa khẩu, KCN; xây dựng chợ đầu mối nông sản, tiến đến hình thành sàn giao dịch hàng hóa ở thành phố Kon Tum; đầu tƣ xây

dựng hợp lý chợ nông thôn, cửa hàng thƣơng mại ở các xã vùng sâu, vùng xa; tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, đồng thời có chính sách ƣu đãi phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tƣ các DV giống cây trồng vật nuôi, DV vật tƣ - kỹ thuật nông - lâm nghiệp; phát triển các DV ngân hàng, viễn thông, vận tải... theo hƣớng đồng bộ, hiện đại, đa dạng hóa loại hình DV; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng ở các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các lòng hồ thủy điện gắn với các địa danh, sự kiện lịch sử; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của các DTTS, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trƣng của Tỉnh.

b. Chính sách tài chính và ngân sách cho thu hút nhân lực CLC

Huy động nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng ƣu tiên đầu tƣ cho thu hút NNL CLC của Tỉnh thông qua các chƣơng trình, dự án, các kế hoạch, đề án thu hút NNL CLC khác.

Nâng định mức chi đầu tƣ cho ngành GD-ĐT, thu hút nhân lực CLC của Tỉnh từ nguồn ngân sách của Tỉnh cũng nhƣ ngân sách trung ƣơng.

Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, cũng nhƣ các chƣơng trình mục tiêu khác nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói chung và cho công tác phát triển nhân lực nói riêng.

Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế (UNDP, ILO, WB, ADB…), vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), vốn tín dụng thƣơng mại ƣu đãi phục vụ lĩnh vực GD-ĐT, thu hút nhân lực, nhất là các nguồn vốn ƣu đãi để đào tạo nghề cho lao động yếu thế… Ngoài ra cần chú trọng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên nhằm cải thiện chất lƣợng đào tạo.

c. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài

Tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các chính sách về hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi học sau ĐH và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại Tỉnh. Nâng mức phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo,..) cho nhân lực CLC, có chính sách ƣu đãi đặc biệt thu hút cán bộ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút sinh viên Kon Tum đang học đại học (ở các thành phố, tỉnh khác trong nƣớc và ở nƣớc ngoài) về Tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách nhƣ: Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ là ngƣời DTTS ở các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phƣờng, thị trấn; chính sách đối với cán bộ tăng cƣờng, luân chuyển cán bộ và chính sách thu hút cán bộ về công tác cơ sở; chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở xã, phƣờng, thị trấn.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách cử cán bộ, công chức, viên chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt đi đào tạo sau ĐH ở trong và ngoài nƣớc (chỉ tiêu số lƣợng và ngành nghề đào tạo đƣợc điều chỉnh theo từng năm để phù hợp nhu cầu nhân lực của Tỉnh và đối tƣợng đƣợc đào tạo phải có cam kết làm việc lâu dài cho Tỉnh sau khi kết thúc khóa học). Trong quá trình thực hiện cần chọn lọc kỹ ngành nghề đào tạo, có kế hoạch cụ thể bố trí công việc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và có chế tài đối với những sinh viên không trở về phục vụ công tác tại đơn vị cử đi hoặc tại Tỉnh (ký cam kết phục vụ trong thời hạn tối thiểu là 7 năm, bồi thƣờng kinh phí đào tạo gấp 3 lần nếu không trở về phục vụ công tác).

Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt phƣờng, xã. Mặt khác cần mạnh dạn đề bạt, bố trí và sử dụng nguồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)