Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, xác định đối tƣợng và chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 82 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, xác định đối tƣợng và chính

Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, từng cơ quan, đơn vị, dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực CLC trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn, trong đó cần xác định cụ thể số lƣợng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian dự kiến tuyển dụng, đào tạo để làm cơ sở cho các dự báo cầu lao động, lao động qua đào tạo của các cơ quan chức năng có cơ sở thực tiễn và hiệu quả.

Trên cơ sở cầu lao động cụ thể, UBND tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan quản lý ngành thực hiện, điều chỉnh quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo, số lƣợng, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp từng chuyên ngành; điều chỉnh cập nhật các chính sách đào tạo và thu hút nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên: nhà nƣớc, cơ sở đào tạo và ngƣời sử dụng lao động từ khâu xây dựng quy hoạch, đào tạo, tái đào tạo và sử dụng lao động.

Bên cạnh việc khuyến khích thu hút đầu tƣ cho lĩnh vực GD-ĐT, cần tăng cƣờng công tác nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án thành lập mới/mở rộng các cơ sở đào tạo, nhất là về năng lực triển khai, nguồn vốn, đội ngũ nhân lực, quy mô - ngành nghề đào tạo, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và cả tôn chỉ, mục đích của các dự án.

Có các chính sách thu hút NNL CLC nhƣ các chính sách về KHHGĐ; chính sách đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ cần thiết cho dân cƣ đến định cƣ ở những vùng biên giới, vùng kinh tế mới; hỗ trợ ngân sách để đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời lao động; ƣu tiên cho học sinh, sinh viên là con em hộ nghèo, hộ chính sách có công, dân tộc thiểu số và thiểu số tại chỗ trong giáo dục đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ; chính sách thu hút nhân tài; chính sách thu hút vốn đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo; chính sách khuyến khích sử dụng lao động là ngƣời dân tộc tại chỗ...

Hàng năm hỗ trợ ngân sách cho các cơ quan, ban ngành để đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ lý luận chính trị, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức làm công tác lãnh đạo, công tác quản lý và cán bộ công chức nằm trong diện quy hoạch mà yêu cầu cần phải nói và viết thông thạo để tiếp cận trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến và đối ngoại.

Thực hiện các chính sách ƣu tiên cho học sinh, sinh viên là con em hộ nghèo, hộ chính sách có công, dân tộc thiểu số và thiểu số tại chỗ trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ. Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, xây dựng chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên theo học ngành sƣ phạm tại tỉnh. Cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi và thời gian vay dài hạn đối với các tổ chức cá nhân đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoài công lập.

Có chính sách hấp dẫn thu hút nhanh và lƣợng lớn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và tổ chức quốc tế.

Huy động trong toàn xã hội và xã hội hóa việc hình thành quỹ phát triển tài năng và khen thƣởng cho những cá nhân, tổ chức có thành tích sáng tạo trong lao động và nghiên cứu khoa học.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần đảm bảo 3 yếu tố đó là: Phải có môi trƣờng làm việc thuận lợi và phát triển, ngƣời có tài phải đƣợc trọng dụng, chế độ đãi ngộ thích đáng. Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn sau đại học, trình độ cử nhân đạt loại giỏi đƣợc đào tạo các chuyên ngành, các lĩnh vực phù hợp mà tỉnh đang cần.

Có chính sách khuyến khích, thu hút con em trong tỉnh khi học xong ở các trƣờng trở về công tác tại tỉnh.

Có chính sách ƣu tiên bồi dƣỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc và nƣớc ngoài cho những cán bộ chủ chốt, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, đối tƣợng là lãnh đạo, quản lý ở các ngành mũi nhọn quan trọng, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn của tỉnh. Đào tạo, bồi dƣỡng những cán bộ có năng lực để hình thành đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực và kỹ năng tham mƣu, đề xuất các chủ trƣơng, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh kon tum (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)