Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.2.4. Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào SXNN nhƣ cơ giới hóa, thủy lợi, công nghệ sinh học... Thâm canh là phƣơng thức sản xuất nhằm tăng sản lƣợng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tƣ thêm vốn và kỹ thuật mới và sản xuất nông nghiệp. Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu h p, nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN vào SXNN nhƣ:

- Thuỷ lợi hoá giúp ngƣời canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây trồng nâng cao năng suất canh tác. Cơ giới hoá giúp tiết kiệm lao động không những khâu làm đất gieo trồng mà tất cả các khâu nhƣ phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển. Hoá học hoá giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, phân vi lƣợng và

phân hoá học nhằm đem lại năng suất cao trong canh tác cây trồng. Điện khí hoá giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất nông nghiệp. Sinh học hoá giúp tạo ra giống cây con có năng suất chất lƣợng cao. [15]

Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh:

- Mức đầu tƣ trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp. - Diện tích đất trồng trọt đƣợc tƣới, tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi. - Số lƣợng máy kéo, các hồ chứa, các trạm bơm;

- Diện tích nhà lƣới, sân phơi, kho tàng, kho bảo quản giống,…. - Tỷ lệ điện khí hoá, thông tin liên lạc.

- Năng suất cây trồng, năng suất lao động.

- Giống mới và tỷ lệ diện tích giống mới trong tổng số diện tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)