6. Bố cục của luận văn
2.2.5. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp
Về tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp ở Huyện Tây Giang gồm có các mối liên kết sau:
- Liên kết giữa các công ty chế biến nông sản, thƣơng lái và nông dân để tiêu thụ nông sản cũng góp phần phát triển bền vững các loại cây trồng nhƣ mía, mì và rau quả các loại. Cụ thể:
+ Các công ty chế biến sắn thực hiện ký hợp đồng với nông dân liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với giá ổn định. Nhiều xã và nhóm hộ nông dân đã ký hợp đồng liên kết với các công ty chế biến sắn hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển cây sắn cao sản. Ðặc biệt, công ty chế biến sắn đã chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm bón giống sắn cao sản và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định.
+ Cây keo lá tràm cũng đƣợc nông dân chú trọng liên kết sản xuất với Công ty xuất khẩu Nông sản Tam Kỳ. Để tạo đƣợc vùng keo lá tràm tập trung, có tính chiến lƣợc lâu dài, bảo đảm cho nông dân có thu nhập cao, ngành nông nghiệp huyện đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giữa doanh nghiệp và nông dân có sự liên kết sản xuất bền vững và bao tiêu sản phẩm với giá ổn định. Trƣớc mắt, Công ty xuất khẩu Nông sản Tam Kỳ tài trợ cho nông dân để liên kết phát triển bền vững các vùng keo lá tràm tập trung, bảo đảm tăng năng suất, sản lƣợng và tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân có thu nhập cao.
+ Vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiện nay đang đƣợc quan tâm. Các hộ liên kết trồng rau và bắt tay cùng các công ty kinh doanh thực phẩm ở Tam Kỳ trong việc áp dụng quy trình sản xuất, cung ứng vật tƣ và bao tiêu sản phẩm, đã tiến hành ký hợp đồng với nông dân sản xuất rau sạch để cung cấp cho ngƣời tiêu dùng.
+ Trung tâm khuyến nông huyện thực hiện cung cấp cho các hộ nông dân các loại giống lúa, cây màu, rau và một số loại con giống phục vụ cho sản
xuất; cung ứng và hƣớng dẫn quy trình dùng phân bón hóa học bảo đảm đúng quy định; thông tin kịp thời lịch thời vụ và tình hình sâu, bệnh ở cây trồng, vật nuôi để nông dân phòng, ngừa.
- Hình thức liên kết theo ngành giữa các doanh nghiệp thực hiện các công đoạn sản xuất, kinh doanh khác nhau trong một dây chuyền khép kín từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp - thu gom - chế biến còn nhiều hạn chế, chƣa gắn kết đƣợc sản xuất với thị trƣờng một cách hiệu quả và bền vững. Tuy vậy, quy mô liên kết các mối liên kết chƣa tƣơng xúng với quy mô và trình độ phát triển ngành hàng, do vậy chƣa đảm bảo hiệu quả trong việc trang bị và sử dụng công nghệ, trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Liên kết kinh tế hộ có bƣớc phát triển bằng việc hợp tác với nhau thông qua câu lạc bộ cùng sở thích dƣới sự hƣớng dẫn của Hội Nông dân huyện để gia tăng năng lực sản xuất đã giúp nhiều hộ trở nên khấm khá. Tính đến nay, toàn huyện đã có 6 câu lạc bộ thu hút hàng trăm hội viên, nông dân tham gia. Các hội viên, nông dân tham gia câu lạc bộ ngày càng ăn nên làm ra.
Nhìn chung nông nghiệp ở huyện đến nay tuy đã có các hình thức, mô hình liên kết tuy nhiên còn rất hạn chế chƣa đa dạng, phong phú và đặc biệt là còn thiếu chặt chẽ và chƣa lại hiệu quả cao do bản thân các hộ nông nghiệp chƣa đủ năng lực thực hiện ở các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Sự tham gia của ngân hàng, nhà khoa học và Nhà nƣớc trong các mối liên kết còn hạn chế. Nhà nƣớc chƣa có chế tài cụ thể để xử lí khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên, nông dân và doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trƣờng tiêu thụ.
Đa số sản phẩm nông nghiệp của nông dân đƣợc thƣơng lái trực tiếp thu mua sau đó bán lại cho các doanh nghiệp. Ngƣời nông dân duy trì mối liên kết với hệ thống thƣơng lái để giảm thiểu rủi ro về giá. Bên cạnh đó còn tồn tại tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, tập quán canh tác lạc hậu,
thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu năng lực quản lí kinh tế hộ do đó ảnh hƣởng lớn đến tính hiệu quả của các mô hình liên kết sản xuất.